Page 303 - Nhân Vật Lịch Sử Tiêu Biểu
P. 303

mặc  dù  xuất  hiện  những  nhân  vật  lịch  sử  quân  sự  tiêu  biếu
          nhưng  vản  không  tránh  khỏi  th ất  bại.  Sự  đóng  góp  chung  vể  tư
          tương  quân  sự  ở  thời  kỳ  này,  do  đó,  chủ  yếu  cần  được  nhìn  nhận
          như  là  một bước  phản biện  lớn để rú t  ra  bài  học vể  th ất bại trong
          kháng chiến chông xâm  lược,  được biểu hiện  hết sức rõ ràng trong
          hai  lần th ất thủ của  thành  Hà Nội.
              Trước  hết,  nhà Nguyễn  không ý  thức được vị  trí thành  Hà Nội
          trong  chủ  trương  xâm  chiếm  nước  ta  cua  thực  dân  Pháp.  Hà  Nội
          vốn  là  kinh  đô  quốc  gia  dưới  nhiều  triều  đại,  khi  lên  ngôi,  các vua
          nhà  Nguyễn  chuyến  kinh  đô về Huế.  Mặc  dù vị trí chính  trị  bị  giảm
          sút so với các thế kỷ trước nhưng địa kinh tế, địa quân sự của Hà Nội
          vẫn còn nguyên  giá trị.  Hà  Nội là cuông họng của  Bắc  Kỳ,  một trọng
          trấn  lớn  giàu  tiềm  năng về nhân  tài,  vật  lục,  địa  bàn  mà  bọn thực
          dân  luôn  tìm  cách  len  chân.  Không  phải  ngẫu  nhiên,  năm  1859,
          giám  mục Penlơranh,  kẻ khá  am hiểu tình hình nước ta lại khuyên
          Giơnuiy  nên  đem  quân  ra  Bắc  đánh  chiếm  Hà  Nội.  Bọn  thực  dân
          nhận  ra  từ  râ't  sớm  vị  trí  quan  trọng  của  Hà  Nội  trong  cuộc  xâm
          lược  Việt  Nam  và  thiết  lập  nển  thống  trị  của  chúng  sau  này.
          Chúng biết  râ’t  rõ  muốn  đánh  chiếm  được  miền  Bắc  thì  trước tiên
          phải  chiếm  được  Hà  Nội.  Vì  lẽ  ấy chúng đã  hai lần  đưa  quân đánh
          chiếm  Hà  Nội.  Chỉ  sau  khi  chiếm  được  Hà  Nội,  chúng  mói  đưa
          quân  đánh các tỉnh khác.
             Trong  lúc  ấy,  nhà  Nguyễn  lại  xa  ròi  nơi  “thánh  địa”,  nơi “then
          chốt  của  bốn  phương tụ  họp”,  không chú  trọng  phòng  thủ  Hà  Nội.
          Ngay  cả  khi  quân  Pháp  chuẩn  bị  tiến  đánh  Hà  Nội  lần  thứ  hai
          (1882),  những quan lại có trách nhiệm  ở Bắc Kỳ để nghị triều đình
          cho  thi  hành  kế  hoạch  phòng  thủ  Bắc  Kỳ  và  Hà  Nội,  triều  đình
          củng  làm  ngơ.  Trước  khi  quyên  sinh,  trong  Di  biểu  gửi  lại,  Hoàng
          Diệu đã cảnh báo triều đình:  “Hà Nội  là yết hầu của  Bắc Kỳ,  là nơi
          then  chốt  của  nước  ta.  Nếu  Hà  Nội  m ất  thì  các  tỉnh  sẽ  m ất  theo”.
          Là  người có trách  nhiệm   bảo vệ  Hà  Nội,  Hoàng Diệu nhận rõ được
          vị trí quan  trọng của vùng đá't này.


                                                                       305
   298   299   300   301   302   303   304   305   306   307   308