Page 298 - Nhân Vật Lịch Sử Tiêu Biểu
P. 298
Tại hội nghị, nhũng người chủ trương cải tô cho rằng lúc này cần
bảo toàn lực lượng, nối lại đường dây liên lạc. Những người chủ
trương bạo động cho rằng cần bạo động ngay để cứu vãn tình thế.
Hội nghị đang họp thì tên phản bội Nguyễn Thành Dương dẫn m ật
thám Pháp đến vây bắt. Được nhân dân che chở, các đại biểu dự
họp đều chạy thoát.
Ngày 26 tháng 1 năm 1930, Nguyễn Thái Học lại cùng Nguyễn
Khắc Nhu triệu tập hội nghị tại làng Mỹ Xá (Nam Sách, Hải
Dương) để rà soát lại kê hoạch khởi nghĩa. Hội nghị phân công
Nguyễn Thái Học chỉ huy khởi nghĩa ở Hải Phòng, Thái Bình, Hải
Dương; Nguyễn Khắc Nhu chỉ huy khởi nghĩa ở Yên Bái, Phú Thọ,
Sơn Tây. Dự kiến ngày khởi nghĩa là ngày 9 tháng 2, sau hoãn đến
ngày 15 tháng 2 năm 1930. Do truyền đạt m ật lệnh không thông
suốt nên khởi nghĩa diễn ra ở các địa phương rời rạc.
Cuộc khởi nghĩa nổ ra trước tiên và có tiếng vang hơn cả là ở
thị xã Yên Bái1. Tại Sơn Tây, nghĩa quân tiến đánh đồn Thông;
địch cô" thủ trong đồn, nghĩa quân nổ súng nhưng gặp sức kháng
cự quyết liệt cua chúng nên phải rú t lui. Mặc dù nghe tin các cuộc
bạo động ở miền ngược không có kết quả nhưng Nguyễn Thái Học
vẫn tập trung lực lượng hành động theo kế hoạch. Cuộc tiến công
Phả Lại không thành, ông quyết định tiến hành khởi nghĩa ở các
địa phương khác. Ngày 15 tháng 2 năm 1930, cuộc bạo động đã nổ
ra ở Phụ Dực (Thái Bình) và Vĩnh Bảo (Hải Phòng). Hoảng sợ
trước cuộc bạo động nổ ra ở miền xuôi, thực dân Pháp tăng cường
lực lượng, điên cuồng đàn áp. Chúng truy lùng Nguyễn Thái Học
ráo riết và đã bắt được ông ngày 20 tháng 2 năm 1930, tại ấp cổ
Vịt (nay thuộc xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, Hải Dương).
Sau hơn 1 tháng giam tại ngục tù Hỏa Lò (Hà Nội), ngày 23
tháng 3 năm 1930, Hội đồng để hình thực dân Pháp họp tại Yên Bái
1. Bộ Quô’c phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Lịch sử quăn sự
Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.9, tr. 117.
300