Page 296 - Nhân Vật Lịch Sử Tiêu Biểu
P. 296

Trong  các  năm  1925  -  1926,  do  tác  động  mạnh  của  phong  trào
           cách  mạng trong  nước  cũng  như  những hứa  hẹn  cải  cách  cua Toàn
           quyền  Đông  Dương  nhàm   xoa  dịu  phong  trào  đấu  tranh  của  quần
           chúng,  Nguyễn  Thái  Học  đã  gửi  thư  cho  nhà  cầm  quyển  Pháp  yêu
           cầu mở mang nền công thương, cải tổ nền hành chính, ban bô' quyền
           tự  do  ngôn  luận...  Ông  còn  viết  báo  với  hy  vọng  bày  tỏ  rộng  rãi  ý
           kiến cải cách của  mình.  Nhưng,  những đề nghị của ông đều bị chính
           quyền  thực  dân  cự  tuyệt.  Thực  tế ấy đã  làm  tiêu  tan  ảo tưởng cộng
           tác với  người  Pháp để phục vụ nhân dân  trong suy nghĩ của ông.  Từ
           đó,  ông  rút  ra  kết  luận  là  chỉ  có  dùng  vũ  lực  đánh  đuổi  thực  dân
           Pháp ra khỏi đất nưỏc thì  mới giúp ích cho đồng bào.  Đê’ thực hiện ý
           định đó, năm  1926, ông bỏ học đê gây dựng cơ sở phong trào.
              Năm  1927,  Nguyễn  Thái  Học  đã  cùng  Phạm   Tuấn  Tài  (Mộng
           Tiên),  Phạm  Trấn  Lâm  (Dật  Công),  Hoàng  Phạm  Tuân  (Nhượng
           Tống)  lập  ra  Nam  Đồng  thư  xã,  ở  gần  hồ  Trúc  Bạch  (Hà  Nội).  Tại
           đây,  ông  đã  thành  lập  một  nhóm  thanh  niên  cách  mạng  ở  Hà  Nội
           gọi  là  Đệ  nhất  chi  bộ.  Biết  tin,  nhóm  Việt  Nam  dân  quốc  của
           Nguyễn  Khắc  Nhu  ở  Bắc  Ninh  phái  ngưòi  đến  liên  lạc  với  Nguyễn
           Thái  Học  yêu  cầu  phôi  hợp  hoạt  động  đấu  tranh  chông  thực  dân
           Pháp. Yêu cầu đó được đa sô' thành viên trong Nam Đồng thư xã tán
           thành.  Khi  kế hoạch của  nhóm Việt Nam dân quôc bị vỡ thì Nguyễn
           Thái  Học  nhanh  chóng  liên  lạc  với  các  nhóm  yêu  nước  khác  nhằm
           thành  lập  một  đảng để hành  động.  Việt  Nam  Quốc dân  đảng ra  đòi
           ngày 25 tháng  12 năm  1927,  là sự hợp nhất giữa các nhóm yêu nước
           của Nguyễn Thái Học ở Hà  Nội,  Nguyễn Thê  Nghiệp ở  Bắc Ninh và
           Hoàng Văn Đào,  Hoàng Văn Tùng ở Thanh Hóa1.
              Vê  tôn  chỉ,  Việt  Nam  Quốc  dân  đảng  chủ  trương  “trước  làm
           dân  tộc  cách  mạng,  sau  làm  th ế giới  cách  m ạng”2,  “liên  lạc  tất  cả


               1.  Nguyễn  Văn  Khánh:  Việt Nam  Quốc dân đảng trong lịch sử cách
           mạng Việt Nam,  Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005, tr. 208.
              2.  Trần  Huy  Liệu,  Văn  Tạo:  Tài  liệu  tham   khảo  lịch  sử cách  mạng
           cận đại Việt Nam, Nxb. Vãn sử Địa, Hà Nội,  1958, t.5, tr.  31.


           2 9 8
   291   292   293   294   295   296   297   298   299   300   301