Page 297 - Nhân Vật Lịch Sử Tiêu Biểu
P. 297
anh em đồng chí không phân biệt giai cấp, tôn giáo, dùng vũ lực đê
lấy lại quyền độc lập cho nưâc Việt Nam”. Nguyễn Thái Học được
bầu làm Chủ tịch đảng. Sau khi được thành lập, Việt Nam Quốc
dân đảng chú trọng phát triển lực lượng trong giới thân hào, nhà
nho, chức dịch làng xã, binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp,
trí thức tiểu tư sản, tư sản dân tộc. Song song với công tác phát
triển đảng, Nguyễn Thái Học cũng cử người đi liên hệ với các tổ
chức cách mạng khác nhằm thông nhất các lực lượng yêu nước đấu
tranh chông thực dân Pháp.
Đầu năm 1929, Việt Nam Quốc dân đảng đang trên đà phát
triển thuận lợi thì xảy ra vụ ám sát tên chủ mộ phu Badanh
(Bazin). Nhân cớ này, thực dân Pháp tăng cường đàn áp phong
trào cách mạng. Nhiều đảng viên của Việt Nam Quốc dân đảng bị
bắt, hệ thống tổ chức đảng bị vỡ từng mảng. Kẻ thù còn treo giải
thưởng lốn cho ai bắt được Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc
Nhu. Trước tình hình đó, Nguyễn Thái Học nêu chủ trương khởi
nghĩa vũ trang và để xuất ấy được Nguyễn Khắc Nhu cùng Phó
Đức Chính tán thành.
Để thực hiện chủ trương đó, ngày 1 tháng 7 năm 1929, Nguyễn
Thái Học đã cùng Nguyễn Khắc Nhu triệu tập hội nghị ở Lạc Đạo.
Tại hội nghị, những người tham dự đã nêu lên hai hướng hành
động. Những ngưòi cho rằng lúc này cần cải tổ lại đảng gồm Lê
Hữu Cảnh, Trần Văn Huân. Phái chủ trương bạo động gồm: Nguyễn
Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính. Sau hội nghị, phái chủ
trương bạo động vạch ra một bản Tổng công kích k ế hoạch, trong
đó nêu rõ rằng: Đảng chỉ huy một cuộc tổng bạo động, cùng một
lúc đánh vào những đô thị lón và những vị trí quần sự xung yếu
của thực dân Pháp. Lực lượng chính trong cuộc bạo động là những
binh lính trong quân đội Pháp, lực lượng phụ trợ là những đảng viên
ngoài nhà binh. Vũ khí hành động gồm: bom, dao tự chế tạo, trong
quá trình khởi nghĩa sẽ cướp vũ khí của giặc đê diệt giặc. ít lâu
sau, một hội nghị của đảng được triệu tập ở Võng La (Phú Thọ).
299