Page 300 - Nhân Vật Lịch Sử Tiêu Biểu
P. 300

Tại  hội  nghị  Tổng  bộ  của  Việt  Nam  Quốc  dân  đảng  lần  thứ  ba
              (tháng  12  năm  1928),  ông được bầu  làm  Phó  Chủ  tịch  Uy ban  Lập
              pháp  và  Giám  sát.  Với  nhiệt  huyết  tuổi  trẻ,  ngoài  công  tác  vận
              động  tổ  chức  xây  dựng  cơ  sở,  ông  còn  tham   gia  nhiều  công  việc
              quan trọng khác,  kể cả việc tổ chức  hoạt  động  tìm  nguồn  tài chính
              cho  đảng.  Ngày  24  tháng 8  năm  1929,  trên  đường  đi  công tác,  ông
              bị  thực  dân  Pháp  bắt  nhưng  vì  không  có  chứng  cổ  nên  chúng  đã
              thả ông.  Đầu  tháng  12, ông tham  gia  cuộc  họp  Tổng bộ ở Võng La.
              Tại  đây,  do  sự  phản  bội  của  Nguyễn  Thành  Dương  đã  dẫn  m ật
              thám vây bắt, ông bị giặc bắn bị thương nhưng vẫn trôn thoát.
                 Sau nhiều lần thảo luận,  Nguyễn Thái Học và các yếu nhân của
              đảng  ấn  định  kế  hoạch  khởi  nghĩa.  Theo  sự  phân  công,  ông  được
              giao nhiệm vụ đánh đồn Thông (Sdn Tây).  Đe chuẩn bị cho cuộc bạo
              động,  trước  đó,  chi  bộ  Việt  Nam  Quốc  dân  đảng  ở  Sơn  Tây  đã  tiến
              hành công tác  tổ chức  lực lượng và  tìm  vũ  khí  Tại làng Thừa  Lệnh
              (huyện Bất Bạt) có lò đúc lưỡi cày được bô" trí làm nơi chế tạo bom và
              rèn  dao,  mác.  Công tác tuyên truyền cũng được chú ý hơn trước  nên
              đã nắm  được một số cai đội trong lực lượng đổi phương đóng tại khu
              vực chùa Thông,  Sơn Lộc1  (nay thuộc Hà Nội).
                 Thực  hiện  kế hoạch  khởi  nghĩa,  đêm  9  rạng  ngày  10  tháng  2
              năm  1930,  dưới sự chỉ huy của Phó Đức Chính,  quân khởi  nghĩa đã
              phục sẵn bên  ngoài đồn Thông để chờ nội ứng phôi hợp hành động.
              Nhưng  do  có  kẻ  phản  bội,  ngay  trong  đêm  ấy,  thực  dân  Pháp  đã
              tước  hết  vũ  khí  của  lính  khô' đỏ và  tổ chức  phòng  thủ  kỹ càng.  Vì
              vậy,  cơ  sỏ  của  đảng  trong  đồn  không  thể  hành  động  làm  nội  ứng
              được.  Chò  đến  gần  sáng vẫn  không thấy  lực  lượng bên  trong  khởi
              sự,  Phó Đức Chính biết là kế hoạch  phối hợp không thành đành ra
              lệnh  rút  quân.  Sáng hôm  sau,  giặc  truy  lùng  ráo  riết  trong vùng.
              Ngày 15 tháng 2, chúng bắt được Phó Đức Chính tại nhà Quản Trạng




                  1. Tỉnh ủy Hà Tây: Lứh sử Đảng bộ Hà Tây, 1.1 (1926 -  1945),  1992, tr. 55.

              30 2
   295   296   297   298   299   300   301   302   303   304   305