Page 305 - Nhân Vật Lịch Sử Tiêu Biểu
P. 305

chiến đấu vòng ngoài  kết hợp cùng lực lượng của  nhân  dân tạo nên
          thê  trận  quân  dân  đều  đánh,  trong  ngoài  đều  đánh,  lại  biết  đánh
          du  kích rộng rãi kết hợp với  đánh chính  quy  như ông cha  ta  đã làm
          thời  Trần,  Lê  hoặc  như  quân  dân  Hà  Nội  đã  làm  trong  hai  trận
          Cầu  Giấy,  thì  quân  Pháp  khó có thể  đưa  quân  áp  sát  và  hạ  thành
          một cách dễ dàng.  Nếu cánh  quân của  Hoàng Tá Viêm  từ phủ Hoài
          Đức  mỏ  ngay  cuộc  tiến  công đánh  giặc  Pháp  khi chúng đang đánh
          thành  thì  cục  diện  chiến  tranh  đã  thay  đổi,  giặc  Pháp  khó  có  thể
          chiếm  thành  Hà  Nội.  Nhưng  điều  đó  đã  không xảy  ra.  Hàng ngàn
          binh  sĩ  triều  đình  bị  giặc  Pháp  bao  vây  và  cuộc  chiến  đâu  của  họ
          nhanh chóng th ất bại.
              Trong cả hai lần th ất thủ Hà thành,  nhìn sâu dưối góc độ quân
          sự thì  rõ ràng là điều kiện giữ thành không được bảo đảm,  quăn sĩ
          thiếu  tinh  thần  quyết chiến.  Vũ  khí và  con  người  là  nhân  tô quyết
          định  để  giành  thắng  lợi  trong chiến  tranh.  Đó cũng  là  nhân  tô" cơ
          bản  trong  cuộc  chiến  đâu  bảo  vệ  thành  Hà  Nội.  Do  “thủ  cựu”  và
          thực  thi  chính  sách  “đóng  cửa”  nên  nhà  Nguyễn  lạc  hậu  trưốc  sự
          phát  triển  của  khoa  học  kỹ  thuật,  vì  thê  không  có  điều  kiện  cải
          tiến  trang  bị  quân  đội.  Vũ  khí  chủ  yếu  vẫn  là  gươm,  giáo,  mác.
          Súng  trường,  đại  bác  tuy  có  nhưng  không  nhiều.  Thành  Hà  Nội
          được  trang bị  một sô" súng thần công đặt tại các cửa thành đê chặn
          giặc.  Súng to,  nặng,  sức sát thương yếu,  thậm  chí do bảo quản kém
          nên có khâu bắn  không nổ hoặc nổ hậu,  gây thương vong cho chính
          người  sử  dụng,  mỗi  phát  bắn  m ất  nhiều  thời  gian  chuẩn  bị.  Ông
          phun  lứa cũng được dùng để bảo vệ  thành,  loại vũ  khí này khi bắn
          ra  tạo  được  những  đám  cháy  làm  chậm  bước  tiến  của  giặc  nhưng
          lại  không chặn  đứng  được  chúng.  Với  những  loại  vũ  khí  như  vậy,
          ta đã bị hỏa lực của kẻ thù áp đảo.  Hà Nội là  một thành lớn nhưng
          vào  nửa  sau  th ế  kỷ  XIX,  thành  lũy  của  chế  độ  phong  kiến  khó
          đứng vững trước đại bác của chủ nghĩa tư bản.
              Về quân  sĩ giữ thành,  rõ ràng lực  lượng quân đội triều Nguyễn
          ít  được  luyện  tập.  Q uân  lính  phần  lớn  đều  xa  ỉạ  với  hỏa  khí.


                                                                       307
   300   301   302   303   304   305   306   307   308   309   310