Page 308 - Nhân Vật Lịch Sử Tiêu Biểu
P. 308
Sau nửa thê kỷ xây dựng đất nước trong điều kiện tương đôi yên
ổn, nhà Nguyễn cũng không đủ lực lượng để đánh thắng quân xâm
lược mặc dù có trong tay lực lượng quân đội đông đảo là bởi vì triều
đình không khơi dậy được nguồn sức m ạnh trong dân. Triều
Nguyễn chông thực dân Pháp chỉ bằng lực lượng quân đội vối trang
bị vũ khí nghèo nàn, lạc hậu. Nhà nước không có chủ trương cô kết
và phát động nhân dân đánh giặc. Trong công cuộc chiến đâu bảo vệ
nền độc lập dân tộc, vai trò của nhân dân không được phát huy, bị
gạt sang một bên. Trong suốt quá trình xâm chiếm của thực dân
Pháp, triều đình không kêu gọi nhân dân đứng lên kháng chiến.
Nhân dân đấu tranh chống thực dân Pháp là do họ tự nguyện tập
hợp dưối ngọn cò ứng nghĩa của các văn thân sĩ phu theo từng địa
phương, không phải tập hợp dưới ngọn cò của triều đình. Chính vì
thế mà truyền thông đoàn kết, quật cường của dân tộc không được
quy vế một mổì đê tạo nên sức m ạnh của cả dân tộc. Đê ngăn quân
giặc tiến công, triều đình chỉ hô hào dân binh xây đắp hết thành
này đến lũy khác. Bức tường thành vững chắc nhất là lòng dân lại
không xây được, cho nên sức m ạnh của triều đình và quân đội
không được nhân lên, tinh thần chiến đấu trở nên sa sút.
Mặc dù triều Nguyễn không được lòng dân, song không phải vì
thê mà không thể phát huy được sức m ạnh của nhân dân. Trước
vận nước nguy nan, mâu thuẫn giai cấp tạm thòi được gạt bỏ, quần
chúng đã tự động đứng lên. Nhưng triều đình nhà Nguyễn đã
không tập hợp, khơi dậy và phát huy sức m ạnh quần chúng. Vì
quyền lợi giai cấp, triều Nguyễn bỏ rơi, thậm chí quay lưng lại với
nhân dân nên đưa đến kết cục chủ quyền dân tộc bị xâm phạm.
T h ứ tư, về phương diện nghệ th u ật quân sự, sự th ất bại trong
bảo vệ Hà Nội thời kỳ này một lần nữa khắng định rằng: để bảo vệ
Hà Nội phải phòng thủ từ xa, huy động sự phôi hợp giữa các địa
phương trong cả nước.
Thời nào cũng vậy, dù có là kinh đô của quốc gia hay không,
Hà Nội vẫn giữ vị thê ở giữa bốn phương đông, tây, nam, bắc của
3 1 0