Page 307 - Nhân Vật Lịch Sử Tiêu Biểu
P. 307

đánh  giặc,  không  có  những  quyết sách  phù  hợp  với  tình  hình  thực
          tế,  dần  đi  vào  con  đường  thỏa  hiệp.  Đôi  với  Hà  Nội,  khi  mưu  đồ
          xâm chiếm cúa  thực dân  Pháp đã bộc ]ộ rõ,  quân dân  Hà  Nội trông
          chò  vào  quyết  định  của  triều  đình  nhưng  đáp  lại  là  một  chỉ  dụ
          không  ra  đánh  cũng  chẳng  ra  không  “Làm  cho  khéo  để  hết  trách
          nhiệm  giữ  đất”.  Khi  thời  cơ  tiêu  diệt  địch  xuất  hiện  chỉ  cần  có  sự
          quyết tâm  của những người nắm vận  mệnh quốc gia thì quân  Pháp
          đâu  có  thể  dễ  dàng  chiếm  được  Hà  Nội  và  Bắc  Kỳ.  Ngay  cả  lúc
          quân  địch  â vào  tình cảnh  nguy khốn  thì  triều đình  lại  giúp chúng
          thoát  hiểm  bằng  việc  chấp  nhận  thương  thuyết  và  lệnh  cho  quan
          quân phải  nới  vòng vây.  Nắm  được  thái  độ  ươn hèn của  triều  đình
          nên  quân  xâm  lược  càng  lấn  tới.  Sự  hoảng  loạn  của  hàng  ngàn
          quân  sĩ  giữ  thành  trước  vài  trăm   quân  địch  cũng  do  tác  động  của
          tư tưởng chủ hòa từ vua tôi nhà Nguyễn.
              Nếu triều  đình  kiên quyết đánh thực dân Pháp thì tình hình có
          thê  sẽ khác.  Vũ  khí của  ta  kém  nhưng không phải không tiêu  diệt
          được chúng.  Chí  có  dám  đánh  ta  mới  phát huy  được  những ưu  thê
          về  địa  hình,  về  sức  mạnh  toàn  dân  đê  hạn  chế sức  mạnh  của  kẻ
          thù.  Hai  trận  c ầ u   Giấy  những  năm  1873  và  năm  1882  đã  cho  ta
          một thực tế:  nếu dám đánh và quyết đánh ta vẫn giành được thắng
          lợi.  Bằng  chiến  thu ật  du  kích  chúng  ta  hoàn  toàn  có  khả  năng
          thắng giặc.
              T hứ  ba,  tuy các cuộc chiến  đấu bảo vệ,  giải  phóng Hà  Nội  lần
          lượt thất bại nhưng nó đã góp phần khẳng định:  nhân dân chính là
          nguồn sức m ạnh cơ bản nhất để giữ nước.
             Từ  trong  lịch  sử  chống  ngoại  xâm  của  dân  tộc,  ông  cha  ta  đã
          từng  khẳng  định  nhân  tố quyết  định  giữ  nưốc  chính  là  lòng  dân.
          Nhà  Lý thắng được  quân Tông chính vì “trên  dưới  một dạ,  lòng dân
          không chia”.  Nhà  Trần  ba  lần  đánh  tan  quân  Nguyên  bởi  “vua  tôi
          đồng  lòng  cả  nước  chung  sức”.  Trần  Hưng  Đạo,  vị  tướng  kiệt  xuất
          thòi  bấy  giờ,  trước  khi  qua  đời  để  lại  di  huấn  cho  hậu  thế:  “Khoan
          thư sức dân lảm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách giữ nưởc”.


                                                                      309
   302   303   304   305   306   307   308   309   310   311   312