Page 306 - Nhân Vật Lịch Sử Tiêu Biểu
P. 306

Mỗi  năm  họ  chỉ  được  bắn  thử  một  lần,  số người  được  bắn  không
           nhiều.  Đời sống của họ khôn khó,  lương thực hằng ngày cũng không
           được  bảo  đảm.  Họ  không  hào  hứng  khi  gia  rthập  quân  đội.  Hiện
           tượng  đào  ngũ  thường  xuyên  diễn  ra.  Tại  thành  Hà  Nội,  lực  lượng
           trấn  giữ  đông  hơn  nhiều  SO  vối  quân  giặc,  nhưng  sức  chiến  đâu
           nhanh  chóng  giảm  sút.  Phần  đông  quan  tướng  có  trọng  trách  giữ
           thành  đểu  ươn  hèn,  không tin  tưởng vào  lực  lượng của  mình,  trước
           những  yêu  sách  của  kẻ  thù,  có  kẻ  đã  bàn  kê  theo  giặc.  Giặc  chưa
           đánh  đã  vội  tìm  đường ra  ngoài  đầu  hàng  như:  Tôn  Thất  Bá.  Giặc
           đánh chưa được bao lâu thì Phạm Văn Tuyển, rồi Hoàng Hữu Xứng,
           Lê Văn Trinh lần lượt bỏ trôn lo giữ lấy thân.  Quan là vậy nên binh
           lính  đâu  còn  tinh  thần  để  chiến  đấu.  Sự  tan  rã  nhanh  chóng  của
           quân  sĩ  trước sự áp đảo của  quân địch cũng là  điều  dễ hiểu.  Sự hèn
           nhát  của  quan  lại  là  hậu  quả  của  tư  tưởng  chủ  hòa  luôn  ngự  trị
           trong' triều  ngay  từ  thời  kỳ  đầu  của  cuộc  chiến.  Sự  yếu  kém  của
           quân  đội  trong  chiến  đấu  là  kết  quả  của  việc  không  chăm  lo  rèn
           luyện  quân sĩ thường xuyên.  Những người có tinh  thần  quyết chiến
           như  Nguyễn  Tri  Phương,  Hoàng  Diệu,  Hồ  Văn  Phong  không  có
           nhiều.  Hơn nữa họ chủ chiến cũng chỉ bó hẹp trong khuôn khổ triều
           đình chứ không phải  dựa vào dân để đánh  giặc.  Họ  liều chết chống
           giặc  nhưng không có  tinh  thần quyết thắng  mà  sẵn  sàng  mang cái
           chết để trả ơn vua, tạ ơn nước và bảo toàn khí tiết.  Chủ trương đánh
           giặc của họ không có gì khác hơn là đắp lũy xây thành.
               Thứ  hai,  sự  thất  bại  trong  sự  nghiệp  bảo  vệ  Hà  Nội  thời  kỳ
           này  chứng  minh  rằng,  trưóc  kẻ  thù  mạnh  phải  có  tinh  thần  dám
           đánh và quyết đánh.
               Cũng như nhiêu thế kỷ trước,  kẻ thù của dân tộc ta ở thế ký XIX
           là một thế lực mạnh.  Không có được dũng khí của các triều đại Lý -
           Trần  nên  sau  những  thất  bại  ban  đầu,  triều  đình  nhà  Nguyễn
           hoang  mang,  lo  sợ,  nội  bộ  phân  hóa  thành  hai  phái:  người  mucín
           đánh,  kẻ  muốn hòa. Trong bôi cảnh đó,  người chịu  trách  nhiệm cao
           nhất  với  vận  mệnh  dân  tộc  là  Tự  Đức  lại  do  dự,  không  có  ý  chí

           3 0 8
   301   302   303   304   305   306   307   308   309   310   311