Page 301 - Nhân Vật Lịch Sử Tiêu Biểu
P. 301

ở  làng  Lam  An,  tổng  Cản  Thượng,  huyện  Tùng Thiện  (nay  thuộc
          Sơn Tây,  Hà Nội)1.
             Sau  khi  bắt được ông,  thực  dân  Pháp  đưa ông về Hà  Nội  giam
          giữ,  rồi  lại  đưa  lên  Yên  Bái  xét  xử.  Ngày  28  tháng  2  năm  1930,
          trước  Hội  đồng  đề  hình  của  Pháp,  ông  đĩnh  đạc  nhận  hết  trách
          nhiệm  vê'  mình  và  khước  từ xin  ân  xá  khi  trả  lòi  câu  hỏi  của  viên
          Chủ  tịch  hội  đồng.  Ngày  16  tháng 6 năm  1930,  thực dân  Pháp thi
          hành  án  chém  ông.  Tinh  thần  bất  khuất của  ông nơi  pháp  trường
          được  thể  hiện khi yêu cầu  nằm  ngửa để nhìn lưỡi  dao rơi  xuông và
          lời  hô  “Việt  Nam  vạn  tuế'’,  hành  động  đó  đã  để  lại  sự  khâm  phục
          trong lòng nhân dân.
             Đoàn  Trần Nghiệp
             Đoàn  Trần  Nghiệp  là  một  nhân vật  quan  trọng của  Việt  Nam
          Quốc  dân đảng,  quê ở  làng Khúc Thủy,  huyện Thanh Oai,  tỉnh Hà
          Tây  (nay  thuộc  thành  phcí  Hà  Nội).  Đầu  năm  1928,  Đoàn  Trần
          Nghiệp  gia  nhập  Việt  Nam  Quốc  dân  đảng  tại  Hà  Nội.  Khi  vào
          đẳng vì ít  tuổi so với  nhiều  người nên ông được đặt biệt hiệu là  Ký
          Con.  Thòi  gian  đầu,  ông  được  giao  nhiệm  vụ  giúp  việc  in  báo Hồn
          cách  mạng  do  Nguyễn  Thái  Học  làm  chủ  bút.  Nhận  thấy  ông  là
          người  gan dạ và kín đáo, Tổng bộ đảng cử ông làm Trưởng Ban Ám
          sát.  Ông  đã  trực  tiếp  chỉ  huy  các  vụ  trị  tội  bọn  gian  ác  như  giết
          Nguyễn  Văn  Kinh  ở  vườn  Bách  thảo  Hà  Nội,  diệt  Vương  Trọng
          Phúc,  Nguyễn Văn Ke ở Sơn Dương,...
             Ông còn  được  giao nhiệm  vụ làm  giao thông liên  lạc  giữa Tổng
          bộ  với  các  địa  phương;  tổ  chức  sản  xuất  vũ  khí  như  chế bom  hoặc
          rèn  gươm  giáo  để  sử  dụng.  Khi  cuộc  khỏi  nghĩa  Yên  Bái  nổ  ra,
          Đoàn  Trần  Nghiệp  được  Hội  nghị  Tổng bộ giao  nhiệm  vụ  quấy rối
          bọn  thực  dân  Pháp  ở  Hà  Nội,  tạo  điều  kiện  thuận  lợi  cho  các  địa
          phương  khởi  nghĩa.  Dưới  sự  chí  huy  của  ông,  5  thành  viên  trong



             1.  Nguyễn  Văn  Khánh:  Việt Nam  Quốc dân đảng trong lịch sử cách
          mạng Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005, tr. 213.

                                                                     303
   296   297   298   299   300   301   302   303   304   305   306