Page 304 - Nhân Vật Lịch Sử Tiêu Biểu
P. 304

Đối với các vị chỉ huy giữ thành,  việc giữ thành hoàn toàn ở thê
           phòng  ngự bị  động  và  bị  bao  vây  cô  lập  nên  m ất  thành  chỉ là  vấn
           đề thời gian.  Lần  thứ  nhất,  trước  những  hành  động  ngang  ngược
           của  tên  lái  buôn  Đuypuy  và  sau  đó  là  đội  quân  của  Gácniê,  triều
           đình  nhà  Nguyễn  chỉ  thị  cho  quan  lại  Bắc  Kỳ  và  Nguyễn  Tri
           Phương  “tùy  cơ  ứng  biến  cho  khéo”.  Quyết  định  không  dứt  khoát
           của  triểu  đình  đã  chi  phối  nhiều  tới  hoạt  động  của  viên  tổng  đốc,
           ngưòi  chỉ  huy  lực  lượng  bảo  vệ  Hà  Nội.  Bản  thân  Nguyễn  Tri
           Phương  và  các  quan  quân  trong  thành  cũng  không  ngờ  Gácniê
           đánh thành sốm đến th ế nên không chủ động đề phòng.
              Khi  đưa  quân  đánh  Hà  Nội  lần  thứ hai,  thực  dân  Pháp  không
           còn bí  m ật  như  lần  trước.  Chúng công  khai  hành  động,  thống  đốic
           Nam  Kỳ báo  trước cho triều  đình biết  là  quân  Pháp  sẽ  ra  Hà  Nội,
           Rivie  gửi  tối  hậu  thư  hẹn  giò  đánh  thành.  Cũng  như  Nguyễn  Tri
           Phương 9 năm   về trước,  Hoàng Diệu cùng binh sĩ  lo việc giữ thành
           mà không có sự chi viện của triều đình, mặc dù quân của triều đình ở
           Bắc Kỳ không thiếu.  Hoàng Tá  Viêm  đề nghị cho  đem  quân vể Hà
           Nội,  Hoàng  Diệu  xin  triều  đình  tăng  viện  binh  đều  bị  chối  từ.  Tự
           Đức còn quở trách  ông “Đem  binh  dọa giặc,  chê  ngự  sai  đường”.  Tuy
           không có  sự  hợp  lực  của  triều  đình,  Hoàng  Diệu  vẫn cùng binh  sĩ
           tích cực chuẩn bị chống giặc trong phạm vi quyền hạn của mình.  Chủ
           trương  phòng  ngự  của  ông  chỉ  đơn  thuần  dựa  vào  thành  cùng  lực
           lượng binh  lính.  Ông  đốc  thúc  binh  lính  đào  hào  đắp  lũy,  xây  kín
           cổng  thành,  tự  giam  lực  lượng  của  m ình  trong  những  bức  tưòng.
           Thòi  kỳ  này,  thành  lũy  dù  kiên  cô'  đến  mấy  cũng  khó  trụ   được
           trước đạn  pháo của  thực  dân  phương Tây.  Trong khi  đó,  giặc Pháp
           tự  do  đi  lại,  bô'  trí  k ế  hoạch  đánh  thành,  không  hề  bị  quây  rối,
           chúng có thời gian yên ổn để chuẩn bị đầy đủ điều kiện tiến công.
              Do  không  chủ  động  tiến  công  nên  quan  quân  triều  đình  chỉ  ở
           trong thành đợi  giặc đến.  Nếu  ngoài  thành có lực lượng trấn giữ bò
           sông thì  quân địch đâu có thể nghênh  ngang cho tàu chiến  đỗ đối
           diện  với  thành  để  đánh  phá.  Nếu  có  lực  lượng  hình  thành  tuyến


           30 6
   299   300   301   302   303   304   305   306   307   308   309