Page 312 - Nhân Vật Lịch Sử Tiêu Biểu
P. 312
môì với các đảng viên, quần chúng cách m ạng để gây dựng lại cơ sở
cho phong trào. Từ giữa tháng 3 năm 1945, Hà Nội khẩn trương
củng cố và thông nhất các tổ chức vũ trang. Mở đầu cho cao trào
tiền khởi nghĩa là những cuộc nổi dậy phá kho thóc, gạo của N hật
chia cho dân nghèo, kết hợp đứng lên vạch rõ bộ m ặt của địch, hô
hào quần chúng tham gia cách mạng, vô hiệu hóa chính quyền tể
ngụy, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giúp báo chí cách mạng
theo sát các sự kiện để kịp thòi đấu tranh trên m ật trận tư tưởng
và tăng cường khôi đoàn kết nhân dân.
Quá trình giành chính quyền cách m ạng tại Hà Nội diễn ra hết
sức mau lẹ. Đêm 13 tháng 8 năm 1945, ủ y ban khởi nghĩa toàn
quốc được thành lập. Tối 14, Xứ ủy Bắc Kỳ chủ trương tiến hành
khởi nghĩa từng phần và thành lập ủ y ban quân sự cách mạng
Hà Nội. Tối 17, ủ y ban quân sự cách mạng Hà Nội họp Hội nghị
cán bộ mở rộng bàn kế hoạch khỏi nghĩa. Sáng sóm 19 tháng 8
năm 1945, hơn hai mươi vạn nhân dân Hà Nội xuông đường tiến
về Nhà hát lớn dự cuộc mít tinh hô hào cướp chính quyền, sau đó
chuyển thành hai khối người tuần hành vũ trang thị uy và đánh
chiếm các cơ quan trọng yếu của chính quyển bù nhìn tại Bắc Bộ
Phủ, Tòa Thị chính, Kho Bạc, Bưu điện, sở cản h sát, Trại Bảo an
binh,... Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hà Nội vinh dự được Chính phủ
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chọn làm nơi ra m ắt quốc dân
đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập.
Ngay sau đó, Hà Nội tiếp tục cuộc đấu tranh quyết liệt với thù
trong, giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách m ạng non trẻ. Trước
những khó khăn cực kỳ lớn, nhân dân Hà Nội đã hưởng ứng và
quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ cấp bách mà Chủ tịch Hồ Chí Minh
đề ra: chông giặc đói; chông giặc dốt; chống giặc ngoại xâm. Để
chuân bị kháng chiến lâu dài, việc xây dựng lực lượng vũ trang
được gắn với xây dựng ngoại ô thành “vành đai đỏ”. Đặc biệt, Thủ
đô Hà Nội là một trong những đại diện ưu tú trong cuộc đấu tranh
quyết liệt bảo vệ chê độ mới. Mở đầu là cuộc biểu tình tuần hành,
314