Page 315 - Nhân Vật Lịch Sử Tiêu Biểu
P. 315
chiến trường và xiết chặt vòng vây quân Pháp ở Hà Nội. Nhờ vậy,
phong trào dân quân du kích dần dần được phục hồi, các đoàn thể
quần chúng tăng cường hoạt động trở lại.
Trong tiếp quản Thủ đô, ta đã giành thắng lợi lớn trong bảo vệ
cơ sở vật chất, kinh tê, văn hóa, bảo vệ nhân dân mà trọng tâm là
chông địch cưỡng ép di cư, cướp bóc các công sở, kho tàng trưóc khi
rút khỏi Hà Nội, đồng thòi nhanh chóng thiết lập chính quyền
cách mạng. Sáng ngày 9 tháng 10 năm 1954, các đơn vị quân quản
chia thành nhiều đường tiến vào tiếp nhận thành phô" từ tay thực
dân Pháp. Đến 16 giò, những tên lính Pháp cuối cùng đã rút hết
qua cầu Long Biên. Sáng ngày 10 tháng 10 năm 1954, năm cánh
quân lớn của Quân đội nhân dân Việt Nam tiến vào chính thức
tiếp quản Thủ đô. Hà Nội bắt tay ngay vào giải quyết các vấn đề
nhằm ôn định tình hình xã hội và tái xây dựng cơ sở kinh tê - xã
hội ở Thủ đô.
Những hoạt động quân sự kể từ khi nhân dân Hà Nội tiên
hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền trong Cách mạng
Tháng Tám đến suôt quá trình kháng chiến chôYig thực dân Pháp
xâm lược luôn gắn liền với những nhân vật lịch sử quân sự tiêu
biêu, với những đóng góp mới cả vê' lý luận và thực tiễn quân sự.
2. MỘT SỐ NHÂN VẬT LỊCH s ử QUÂN s ự TIÊU BIÊU
Trường Chinh
Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu, quê ỏ xã Xuân Hồng,
huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Tham gia cách mạng năm 1925.
Năm 1927, gia nhập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Năm 1929,
tham gia vận động thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương tại
Bắc Kỳ. Năm 1930, là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Cuối
năm 1930, bị thực dân Pháp bắt, kết án 12 năm tù cấm cô", đày đi
Sơn La. Cuôì năm 1936, được trả tự do, đồng chí hoạt động hợp pháp
và nửa hợp pháp tại Hà Nội; là úy viên Xứ ủy Bắc Kỳ, đại biểu Đảng
Cộng sản Đông Dương trong ủ y ban M ặt trận Dân chủ Bắc Kỹ.
317