Page 295 - Nhân Vật Lịch Sử Tiêu Biểu
P. 295
Tháng 6 nám 1925, sau gần 15 năm sông lưu vong, Phan Châu
Trinh được nhà cầm quyền Pháp cho trở về nưốc. Nhà yêu nước lão
thành bát tay ngay vào hoạt động, tổ chức nhiều buổi nói chuyện ỏ
Sài Gòn đê đả phá chê độ quân chủ, đề cao dân quyền. Ông đánh
điện cho viên Toàn quyền Varen, yêu cầu ân xá Phan Bội Cháu và
đánh điện cho viên Khâm sứ Trung Kỳ Pátkiê đề nghị đình chỉ
việc cử người kê vị Khải Định để thành lập Hội đồng nghiên cứu
cải cách... Tất nhiên, những đê nghị của ông không được chính
quyển thuộc địa châp nhận. Thòi gian này, ở trong nước, phong
trào cách mạng đang chuyến m ạnh sang thời kỳ mới, trong đó giai
cấp công nhân đang vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng nên
hoạt động theo tư tưởng cũ của ông không còn đóng vai trò tích cực
nữa. Mặc dù vậy, nhân dân cả nước vẫn dành cho ông tình cảm
trân trọng và đánh giá cao lòng yêu nước của ông. Ông qua đời
ngày 24 tháng 3 năm 1926, tại Sài Gòn, đám tang của ông đã có
hàng chục vạn người tham gia và hàng vạn người ở các địa phương
khác trong cả ba kỳ đã dự lễ truy điệu ông1.
Phan Châu Trinh là một nhà yêu nước, bất khuất trước cường
quyền, một sĩ phu tiến bộ, suốt đòi phấn đâ'u cho việc phát huy dân
chủ, dân quyền ở nước ta. Ong th ật sự là người có vị trí xứng đáng
trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc vào đầu th ế kỷ XX.
N g u y ễ n T h á i H o c
Nguyễn Thái Học, người sáng lập và cũng là thủ lĩnh của Việt
Nam Quốc dân Đảng, quê ở làng Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường,
tỉnh Vĩnh Phúc. Ông sinh ra trong gia đình trung nông; lúc nhỏ
được đi học chữ Hán, chữ Quốc ngữ và chữ Pháp ở trường Pháp -
Việt (Vĩnh Yên), lớn lên học tại trường Sư phạm (Hà Nội) rồi học
tiếp trường Cao đẩng Thương mại.
1. Lịch sử và văn hóa Viêt N am - N hững gương m ặt trí thức, Nxb. Văn
hóa thông tin, Hà Nội, 1998, tr. 352.
2 9 7