Page 294 - Nhân Vật Lịch Sử Tiêu Biểu
P. 294
phải cải dần pháp luật, khoa cử, th u ế khóa1. T ất nhiên, những yêu
cầu đó của ông không mang lại kết quả bởi vì chủ nghĩa thực dân
Pháp không bao giờ tự nguyện làm cho dân tộc thuộc địa lớn mạnh
lên để tiến tới tự giải phóng.
Năm 1907, Đông Kinh nghĩa thục ở Hà Nội và một sô' chi
n h á n h các nơi đã mời Phan Châu Trinh ra diễn thuyết cổ vũ duy
tân, cải cách. Trong thời gian này, do tác động của nhiều yếu tố,
phong trào cải cách nhanh chóng lan rộng, nhiều hội được tổ chức
theo lối mói ra đòi, đồng bào đua nhau cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn,
bỏ rượu chè, dùng hàng nội hóa. Còn ở Trung Kỳ, phong trào chống
th u ế diễn ra sôi nổi (1908). Trước các phong trào yêu nước diễn ra
ngày càng mạnh, thực dân Pháp thẳng tay đàn áp, bất kể phong
trào theo khuynh hướng cải cách hay bạo động. Trong bôi cảnh đó,
cùng vối n h iề u chí sĩ khác, Phan Châu Trinh bị thực dân Pháp bắt
và đày đi Côn Đảo. Sau 3 năm ra tù, ông xin sang Pháp với ý định
tranh thú hội N hân quyền Pháp để đòi chính quyền thuộc địa
Đông Dương cải cách chính trị, tôn trọng dân quyền.
Hoạt động ở Pháp được một thời gian, ông bị Chính phủ Pháp
bắt và giam ở ngục Xăngtê 15 tháng. Ra tù, ông vẫn tiếp tục sống
trên đất Pháp, vừa lao động kiếm sông khá vất vả, vừa đọc sách
báo tìm hiểu tình hình chính trị th ế giới, tiếp xúc với nhiều nhà trí
thức luận bàn th ế cuộc. Đặc biệt, trong những năm 1917*1923, ông
có mối liên hệ m ật thiết với Nguyễn Ái Quôc, tin tưởng ở Nguyễn
Ái Quốc và vui mừng nhận xét rằng đây là người “nghị lực có thừa,
dày công học hỏi, lý thuyết tinh thông”2. Trong những năm cuổi ở
trên đất Pháp,.ông vẫn không ngừng hoạt động, điển hình là viết
bài kết tội Khải Định khi sang Pháp (tháng 7 năm 1922), tiếp tục
tìm hiểu tình hình th ế giới, trong nước.
1. Dương Kinh Quốc: Việt Nam những sự kiện lịch sử (1858 - 1918),
Sđd, tr. 304.
2. Theo Lịch sử Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1985, tr. 207.
296