Page 289 - Nhân Vật Lịch Sử Tiêu Biểu
P. 289
báo hiệu sự th ất bại của phong trào yêu nước theo tư tưởng phong
kiến thì một luồng gió mới, tư tưởng cách mạng dân quyền qua tân
thư, tân báo Trung Quốc thổi vào nước ta. Phan Bội Châu đón đọc
sách báo ây và từ đó mở rộng giao lưu, tìm gặp người đồng tâm,
chuẩn bị cho công cuộc cứu nưốc. Đe thuận lợi cho việc quan hệ,
năm 1900, Phan Bội Châu dự kỳ thi Hương và đã đỗ thủ khoa (gọi
là Giải nguyên) trường Nghệ. Từ đây, ông chính thức bước vào con
đường hoạt động cách mạng.
Tháng 5 năm 1904, ông cùng Cường Để, Nguyễn Hàm và hơn
20 nghĩa sĩ họp tại nhà của Nguyễn Hàm ở Quảng Nam, quyết
định thành lập một tổ chức bí m ật mang tên Duy Tân hội. Mục
đích chính của hội là đấu tranh chông thực dân Pháp, giành lại độc
lập cho TỔ quốc. Nhiệm vụ trước m ắt của hội là phát triển lực
lượng và tài chính, xúc tiến chuẩn bị bạo động và xuất dương cầu
viện1. Nhiệm vụ xuất dương được giao cho Phan Bội Châu và
Nguyễn Hàm đảm nhiệm. Còn các sĩ phu khác tổ chức và phát
triển lực lượng bạo động trong nước nhằm gây thanh th ế về ngoại
giao. Thạc hiện trọng trách hội giao, Phan Bội Châu khẩn trứơng
tố chức và lãnh đạo phong trào Đông Du. Ba thanh niên đầu tiên
gồm Nguyễn Thức Canh, Nguyễn Điền và Lê Khiết được ông đưa
sang Nhật du học, mỏ đầu phong trào Đông Du. Từ năm 1905 đến
năm 1908, ông đã tổ chức cho gần 200 thanh niên yêu nước xuất
dương sang Nhật, vào học trường Chấn Vũ quân sự học hiệu, Đông
Á đồng văn thư viện và một số trường khác. Tại nước Nhật, ông
lập ra Công hiến hội để quản lý học viên Việt Nam về học tập cũng
như về tu dưỡng về tư tưởng, đạo đức. Ông còn liên lạc với các hội
học viên và chính khách các nước đang ở Tôkyô nhằm trao đổi kinh
nghiệm vận động cứu nước, ủng hộ lẫn nhau.
Tháng 12 năm 1906, Phan Bội Châu từ Nhật trở về nước, rồi đến
Phồn Xương (Bắc Giang) gặp Hoàng Hoa Thám. Sau khi bàn bạc,
1. Xem Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Việt Nam thế kỷ XX - Những
sự kiện quân sự, Nxb. Quân đội nhán dán, 2001, tr. 13 - 16.
291