Page 288 - Nhân Vật Lịch Sử Tiêu Biểu
P. 288
tham gia hoạt động cách mạng và là hội viên Việt Nam Quang phục
hội. Ông nhiều lần sang Trung Quốc hoạt động. Năm 1913, ông nhận
nhiệm vụ đem tạc đạn từ Long Châu (Trung Quốc) về nưốc đê trừng
trị một số tên tay sai đầu sỏ. Sau sự kiện Nguyễn Văn Túy ném lựu
đạn vào khách sạn Gà vàng, Hà Nội vào tôi 26 tháng 4 năm 1913,
ông trở vể quê rồi cùng một số đồng chí tiếp tục sang Trung Quốc làm
nhiệm vụ. Do có tay sai chỉ điểm, ông bị thực dân Pháp bắt ở Lạng
Sơn ngày 7 tháng 5 năm 1913. Ngày 5 tháng 9 năm 1913, Hội đồng
đê hình của bọn thực dân tuyên án tử hình ông cùng một sô' đồng chí
khác. Ngày 24 tháng 9 năm 1913, chúng thi hành bản án tại cửa trại
giam Hỏa Lò trưốc sự giám sát của tên Thông sứ Bắc kỳ Đextơne.
Nguyễn Khắc cần cùng với các đồng chí của mình rất bình thản đón
nhận cái chết. Nguyễn Khắc cần là hình ảnh tiêu biểu của lớp nho
sĩ Hà Nội hồi đầu th ế kỷ XX, đã dũng cảm hy sinh vì sự nghiệp
cứu nước.
Phan Bội Châu
Phan Bội Châu tên th ật là Phan Văn San, hiệu Sào Nam, là
“bậc anh hùng, đấng xả thân vì độc lập”, quê ở làng Đan Nhiễm
(nay là xã Xuân Hòa), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cha của
Phan Bội Châu là Phan Văn Phổ, một nhà nho nghèo; mẹ là
Nguyễn Thị Nhàn, một phụ nữ hiền thảo, hết lòng thương yêu gia
đình. Từ lúc còn nhỏ, Phan Bội Châu đã nổi tiếng thông minh và
học giỏi. Lên 8 tuổi đã thông thạo các loại văn, 13 tuổi đỗ đầu thi
huyện, 16 tuổi đỗ đầu thi xứ, được mọi người gọi là Đầu xứ San.
Sinh trưởng ỏ miền quê xứ Nghệ giàu truyền thông đấu tranh
yêu nước, Phan Bội Châu sớm có ý chí cứu nước, cứu dân thoát
khỏi ách nô lệ thực dân tàn bạo. Năm 17 tuổi, biết tin giặc Pháp
đánh Bắc Kỳ, ông đã thảo hịch Bình Tây thu Bắc, treo ở cây to đầu
làng. Năm 1885, kinh thành H uế th ất thủ, hưỏng ứng chiếu Cần
Vương của vua Hàm Nghi, ông tổ chức một đội Thiếu sinh quân
gồm 60 người để hưởng ứng khỏi nghĩa nhưng chưa kịp hành động
thì đã bị đàn áp. Khi tiếng súng cần Vương trong cả nước thưa dần,
29 0