Page 285 - Nhân Vật Lịch Sử Tiêu Biểu
P. 285
cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội), sinh trưởng trong dòng họ Hoa - Văn
vốn cư trú lâu đời ở cổ Nhuế. Chú ruột của Hoa Văn Trứ là Hoa
Vãn Tịch (tức Đồ Tịch) vào những năm thực dân Pháp bắt đầu
xâm lược nước ta đã từng sát cánh vổi Nguyễn Văn Thịnh (tức Cai
tổng Vàng xứ Kinh Bắc) lãnh đạo phong trào khởi nghĩa nông dân
chống thực dân Pháp và triều đình Huê phản động, khi bị bắt giải
về kinh đô Huế đã dũng liệt tự mổ bụng tuẫn tiết đền ơn nước ỏ
đèo Ba Dội (nay thuộc Tam Điệp, Ninh Bình). Nôi chí tiền nhân,
Hoa Văn Trứ luôn trau dồi lòng yêu nưóc nồng nàn, khả năng chỉ
huy quân sự và khí phách kiên cường. Ông đã cùng chú là Hoa
Văn Châu và em là Hoa Văn Hưng chiêu mộ nghĩa quân tham gia
Hội Thượng chí, vận động dân chúng đứng lên chông thực dân
Pháp xâm lược. Phong trào yêu nước lan rộng khắp vùng Từ Liêm
như ở Tây Tựu, Vân Trì, Thụy Phương, Thượng Cát...
Đêm 5 tháng 12 năm 1898, theo kê hoạch khởi nghĩa, cuộc tiến
đánh thành Hà Nội diễn ra bất ngờ khi quân Pháp vừa khai mạc
Hội chợ Đấu xảo hòng thu hút các nhà tư bản Pháp tảng cường
khai thác thuộc địa ở nước ta. Hoa Văn Trứ cùng các thủ lĩnh khác
chi huy cánh quân nòng cốt là cánh quân cổ Nhuế tiến qua Bưởi
đánh chiếm đồn Ngoe Hà của Pháp. Tên quan Ba chỉ huy đồn đã
phái chạy trôn qua cổng sau. Chiếm được đồn Ngọc Hà, nhưng các
cánh quân khác của Đỗ Đắc Kiên ở Tây Tựu, Nguyễn Văn Quyên ở
Thượng Cát, Phùng Khắc Trinh ỏ Minh Khai. Nguyễn Quang
Hoan ở Nhà đèn... đều không tiến đánh được. Nội thành - ngoại
thành không kết hợp được vổi nhau nên cánh quân cổ Nhuế do
Hoa Văn Trứ chỉ huy buộc phải rút về căn cứ. Sáng 6 tháng 12,
quân Pháp kéo vê các làng ngoại thành ở Từ Liêm truy quét nghĩa
quân. Chỉ riêng ở Tây Tựu, cánh quân của Đỗ Đắc Kiên cùng dân
làng chông trả được hai ngày, gây cho địch nhiều thương vong.
Song cuối cùng, toàn bộ cuộc khởi nghĩa đã bị dìm trong bể máu.
Thực dân Pháp đã xủ chém 50 nghĩa quân và bắt 300 người khác
đi đày ở Côn Đảo.
287