Page 280 - Nhân Vật Lịch Sử Tiêu Biểu
P. 280
Tổng đốc Bắc Ninh Trương Quang Đản điều quân của Bùi Ân
Niên, quân của Hồ Văn Phấn và quân của Nguyễn Cao đến phôi
hợp chiến đâ'u. Quân Pháp lại tràn sang, bị thất bại nặng phải rút
quân về Đồn Thủy. Sau trận thắng đó, Nguyễn Cao và các thủ lĩnh
khác cho quân vượt sông tập kích vào Đồn Thủy, gây cho quân
Pháp nhiều tổn thâ't. Đêm ngày 11 tháng 5 năm 1883, quân ta từ
đê Gia Lâm nã đại bác vào Đồn Thủy, làm cho quân Pháp hoang
mang, lo sợ.
Bị đòn đau, quân Pháp quyết vượt sông Hồng để đánh rộng ra
các vùng thuộc Bắc Ninh và Hưng Yên, còn quân ta thì quyết chặn
đánh nhằm đẩy giặc về phía bên kia sông Hồng. Cuộc chiến đâu
giằng co giữa ta và địch diễn ra quyết liệt. Đến ngày 15 tháng 5
năm 1883, giặc Pháp điều một lực lượng lổn tràn sang Gia Lâm.
Cuộc chiến đấu quyết liệt giữa ta và địch diễn ra hơn nửa tháng.
Giữa trận chiến, Nguyễn Cao bị thương, khi vết thương lành, ông
được cử giữ chức Tán lý quân vụ Bắc Kỳ. Dưới sự chỉ huy của ông,
quân ta chiến đấu dũng cảm nhưng vẫn không thể ngăn chặn được
các đợt tiến công của quân Pháp. Sau một trận chiến đấu quyết
liệt, Nguyễn Cao phải rút vào rừng ỏ Bắc Giang.
Năm 1885, hưởng ứng chiếu c ần Vương, Nguyễn Cao lại mộ
thêm nhiều quân và phôi hợp với Nguyễn Thiện Thuật, Ngô Quang
Huy, Tạ Hiện lãnh đạo chông thực dân Pháp ở ba tỉnh Bắc Ninh,
Hưng Yên, Hải Dương. ít lâu sau, Nguyễn Cao giả làm nhà sư, bí
mật đi các nơi liên kết lực lượng nhằm tổ chức cuộc kháng chiến
lâu dài và có quy mô lớn hơn. Tiếc rằng, những hoạt động của ông
không qua được m ắt bọn m ật thám Pháp và lũ Việt gian. Ngày 4
tháng 4 năm 1887, ông bị giặc bắt. Mặc cho kẻ thù dùng nhiều thủ
đoạn vừa hăm dọa, vừa mua chuộc nhưng Nguyễn Cao vẫn giữ
vững khí phách kiên cưòng. Sau nhiều ngày tuyệt thực, ông mất
trong nhà tù của Pháp. Kẻ thù hèn hạ cắt bêu đầu ông (ngày 14
tháng 4 năm 1887) hòng uy hiếp tinh thần kháng chiến của nhân
dân ta. Nguyễn Cao qua đòi, nhân dân và nhiều nhân sĩ trong
2 8 2