Page 279 - Nhân Vật Lịch Sử Tiêu Biểu
P. 279
Phạm Văn Nghị nên đỗ đạt cao. Năm Đinh Mão (1867), ông thi đỗ
Giải nguyên tại trường thi Hà Nội. Quan tỉnh Bắc Ninh mến tài,
muốn bổ ông làm Giáo thụ phủ Từ Sơn nhưng ông từ chối, xin trở
vê quê mỏ trường dạy học. Lúc đó tình hình Bắc Kỳ đang rất rối
ren, các toán quân khởi nghĩa tan rã và bị lưu m anh hóa từ Trung
Quổc tràn qua biên giới cướp bóc trên miền thượng lưu, thêm vào
đó thực dân Pháp lại đang chuẩn bị đem quân đánh chiếm miên
Bắc, do vậy mà Nguyễn Cao rất quan tâm đến việc nghiên cứu
binh thư và luyện rèn võ nghệ.
Năm 1873, thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất,
Nguyễn Cao hăng hái tham gia đánh giặc. Ông đã tuyển mộ được
hàng trăm nghĩa dũng rồi phôi hợp với Bố chánh Phạm Thận tiến
hành khởi nghĩa. Nhưng tình hình diễn ra lại không thuận lợi.
Triều đình H uế đã thỏa hiệp, ký Hòa ước năm 1874 vối Pháp, vì
vậy ông buộc phải giải tán nghĩa quân. Giữa lúc đó thì bọn thổ phỉ
từ bên kia biên giói phía Bắc lại tràn sang quây rối m ạnh hơn và
đang lăm le tràn xuôrig đồng bằng. Theo yêu cầu của Tổng đốc Hà
Ninh (Hà Nội - Bắc Ninh) Vũ Trọng Bình, Nguyễn Cao lãnh chức
Thương tá quân vụ Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn với
nhiệm vụ trừ tiễu phỉ. Nhờ có công trong việc đánh dẹp phỉ,
Nguyễn Cao được triều đình bố làm Tri huyện Yên Dũng, rồi Tri
phủ Lạng Giang, vể sau được thăng lên chức Bố chánh Thái
Nguyên do lập công giải vây cho Tôn Thât Thuyết trong đợt hoạt
động tiễu phỉ.
Năm 1882, thực dân Pháp lại đem quân ra đánh Bắc Kỳ lần
thứ hai. Thành Hà Nội th ất thủ, Nguyễn Tri Phương anh dũng tử
tiết. VỚI lòng căm thù giặc, Nguyễn Cao xin triều đình đến Phú
Bình (Thái Nguyên) mộ quân xây dựng lực lượng kháng chiến và
được vua Tự Đức đồng ý. Tháng 2 năm 1883, quân Pháp từ Đồn
Thủy (Hà Nội) nhiều lần vượt sòng đánh vào Gia Lầm nhưng bị
quân ta đánh lui. Thực dân Pháp vẫn chưa từ bỏ kê hoạch của
chúng. Nhằm tăng cưòng lực lượng đánh bại âm mưu của địch,
28 1