Page 274 - Nhân Vật Lịch Sử Tiêu Biểu
P. 274
giám sát tuyến đường thủy, điều thêm quân vê Hà Nội, cấm mọi
người không được quan hệ với bọn lái buôn Pháp.
Trưâc thái độ kiên quyết của Nguyễn Tri Phương, tên chỉ huy
Pháp là Gácniê cùng với Đuypuy bàn cách đánh thành Hà Nội.
Trước tiên chúng cho hai tên Việt gian là người của Đuypuy tìm
cách vào thành liên hệ với ba viên suất đội bảo vệ Nguyễn Tri
Phương làm nội ứng. Sau đó, ngày 19 tháng 11 năm 1873, chúng
gửi tôi hậu thư yêu cầu Nguyễn Tri Phương phải giải trừ võ trang
trong thành Hà Nội. Trưốc đòi hỏi ngang ngưdc của giặc, Nguyễn
Tri Phương không trả lòi.
Sáu giờ sáng hôm sau, quân Pháp chia làm 2 mũi nổ súng tiến
công thành Hà Nội1. Sau hàng loạt đạn đại bác dọn đường và yểm
trợ, quân giặc ào ạt tiến công, quân ta chông cự rất quyết liệt.
Nguyễn Tri Phương đang anh dũng chỉ huy chiến đâ'u thì bị một
mảnh đạn đại bác văng vào làm ông bị thương. Khi các của thành
bị phá, cuộc chiến đấu cầm cự của quân ta trở nên khó khăn; sau
đó thành Hà Nội bị quân Pháp chiếm. Quân Pháp bắt được
Nguyễn Tri Phương, nhưng ông không nao núng, tuyệt thực nhiều
ngày rồi mất ngày 22 tháng 12 năm 1873. Con trai ông là Nguyễn
Lâm2 cũng hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội.
Nguyễn Tri Phương làm quan triều Nguyễn 53 năm, trong đó
có 13 năm trực tiếp cầm quân. Qua thực tiễn chỉ huy chiến trận,
ông thực sự là vị Tổng chỉ huy cương nghị và tài ba. Nguyễn Tri
Phương qua đài đã để lại tấm gương hy sinh cao cả cho các th ế hệ
người Việt Nam yêu míốc. Hiện nay tại Thủ đô Hà Nội có con
đường rộng rỢp bóng cây chạy qua trụ sở Bộ Quốic phòng mang tên
1. Xem Viện sử học: Việt Nam những sự kiện lịch sử (1858 - 1918),
Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2003, tr. 94.
2. Nguyễn Lâm, tự là Mạc Hiên, giữ chức Đô úy. Ông là phò mã (lấy
công chúa Đồng Xuân), theo cha ra Bắc chống Pháp, chiến đấu anh dũng
bên cha, hy sinh do trúng đạn.
27 6