Page 270 - Nhân Vật Lịch Sử Tiêu Biểu
P. 270

Đe đặc biệt  ghi công chiến  thắng đó,  vua Thiệu Trị còn phong tặng
           cho ông tước Tráng Liệt tử võ công được khắc vào một tấm bia ở Võ
           Miếu  (Hue).  Trưỏc  khi  m ất,  vua  Thiệu  Trị  trao  cho  ông chức  Phụ
           chính đại thần  giúp vua mới là Tự Đức còn trẻ tuổi.  Năm  1850, ông
           được  cử  làm  Kinh  lược  sứ,  thay  m ặt  vua  Tự  Đức  trông  nom  công
           việc  6  tỉnh  Nam  Kỳ.  Nhận  trọng  trách  vua  giao,  ông  làm  việc cần
           mẫn và  sáng tạo.  Ngoài việc chỉ  đạo  làm  thủy  lợi,  đắp  đê thu  được
           kết  quả  to  lớn,  ông  còn  chiêu  tập  được  hơn  10.000  lưu  dần  khai
           khẩn  ruộng  hoang,  lập  được  trên  100  ấp 1  ở  Nam  Kỳ.  Ghi  nhận
           thành  tích  đó,  vua  Tự Đức  ban  cho ông chiếu khánh  bằng vàng có
           khắc bổn chữ:  “Liêm,  Bình,  cần ,  Cán”.
               Giữa  lúc công việc ở  Nam  Kỳ  đang  tạm   ổn  định và  Nguyễn Tn
           Phương  vê  Huê  để  trình  bày  kê  hoạch  đối  với  biên  giới  Tây  Nam
           thì  một  biến  cô' lớn  xảy  ra.  Chiều  ngày  31  tháng  8  năm  1858,  liên
           quân  Pháp  -  Tây  Ban  Nha  dàn  trận  ở  cửa  biển  Đà  Nẳng với  ý  đồ
           chuẩn bị tiến công chớp  nhoáng đánh chiếm Đà Nẳng,  sau đó đánh
           thẳng  ra  kinh  đô  Huế.  Trước  hành  động của  quân  giặc,  quan  trấn
           thủ Đà  Nẵng là Trần Hoàng chỉ huy 2.000 quân ở đây vẫn án binh,
           chò  lệnh của  triều  đình.  Ngày  1  tháng 9,  quân  Pháp  nổ súng đánh
           Đà  Nẵng.  Cuộc  chiến  đấu  của  quân  dân  ta  bắt  đầu.  Quân  và  dân
           Quảng  Nam  -  Đà  Nẵng  anh  dũng  đương  đầu  với  liên  quân  Pháp  -
           Tây  Ban  Nha  gồm  2.000  quân  và  14  tàu  chiến  có  trang bị  vũ  khí
           hiện  đại2  do  Rigôn  Đờ  Giơnuiy  chỉ  huy.  Mặc  dầu  trước  đó  triều
           đình  nhà  Nguyễn  đã  có  sự  bố phòng  ỏ  Đà  Nẵng  và  khi  quân  giặc
           tiến  công,  quân  dân  ta  dũng  cảm  chặn  đánh  địch,  nhưng  rồi  diễn
           biến  chiến  trận   lại  bâ't  lợi  cho  phía  ta,  bởi  đây  là  lần  đầu  tiên  ta
           phải  đối  đầu  với  một  kẻ  địch  hoàn  toàn  khác,  chúng vượt  xa  ta  về



               1.  Xem  Nguyễn  Đức  Hùng: Danh  tướng Việt Nam,  Nxb. Thanh  niên,
           Hà Nội, 2000, tr.  79.
               2.  Xem  Viện  Lích  sử  quân  sự  Việt  Nam:  Việt Nam  -  Những  sự kiện
           quân sự thế kỷ XIX, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội,  1999, tr.  161.

           2 7 2
   265   266   267   268   269   270   271   272   273   274   275