Page 268 - Nhân Vật Lịch Sử Tiêu Biểu
P. 268
Chiếm được thành Hà Nội, quân Pháp tiến đánh nhiều nơi khác
ở Bác Kỳ. Triều đình buộc phải ký Hiệp ước Quý Mùi thừa nhận
quyền bảo hộ của nước Pháp. Tháng 10 năm 1888, vua Đồng Khánh
ra chỉ dụ dâng hẳn Hà Nội cho Pháp. Dưới ách thống trị thực dân,
mọi tầng lớp nhân dân đều bị áp bức nặng nể. Trong lòng Hà Nội
âm ỉ phong trào đấu tranh dưới nhiều hình thức. Hoạt động của Hội
Tín nghĩa (được thành lập năm 1883) thu hút khoảng 5.0Q0 người
yêu nưốc ỏ Hà Nội và vùng xung quanh. Khởi nghĩa Bãi Sậy bùng
nô năm 1885 hoạt động trên một vùng rộng lớn và phục kích quân
Pháp trên các tuyến đưòng từ Hà Nội đi các tỉnh. Kế hoạch đánh
chiếm Hà Nội của nghĩa quân Vương Quốc Chính bị lộ, song đã có
tiếng vang lớn. Vụ Hà thành đầu độc do binh lính người Việt trong
quân đội Pháp liên kết vối nghla quân Yên Thế và phong trào Đông
Kinh nghĩa thục tô chức, song thất bại do kê hoạch bị lộ. Vụ ném tạc
đạn vào khách sạn Gà vàng do Việt Nam Quang phục hội tổ chức
làm hai sĩ quan Pháp bị chết tại chỗ, một số tên khác bị thương.
Khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân đảng nổ ra ngày 10
tháng 2 năm 1930 đã trở thành bạo động non. Tại Hà Nội, một sô*
đảng viên đánh mìn nhà tên Giám đốc Sở m ật thám , nhà tù Hỏa Lò,
Sỏ cảnh sát nhằm uy hiếp và kiềm chế quân Pháp không cho đi ứng
cứu, tuy ít gây tổn hại cho quân Pháp nhưng đã gây tiếng vang lớn.
Khởi nghĩa Yên Thê đã tính đến việc kết nối với cuộc nổi dậy cướp
thành Hà Nội, tuy không thành công song có thể xem đây là sự
manh nha nối vùng căn cứ địa rừng núi với Hà Nội.
Bối cảnh chung về kinh tế - xã hội và chính trị - quân sự của
đất nước, cũng như quá trình diễn tiến của sự nghiệp bảo vệ thành
Hà Nội trong thòi kỳ chống quân pháp xâm lược dưới triều
Nguyễn, đã làm xuất hiện nhiều nhân vật lịch sử quần sự với sự
đóng góp đa dạng cả vê' tư tưởng và thực tiễn quân sự. Tuy sự đóng
góp ấy không dẫn đến thắng lợi cuối cùng, nhưng đều là những
tiên đê ]ý luận và thực tiễn hết sức quan trọng cho cách m ạng Việt
Nam sau này.
270