Page 273 - Nhân Vật Lịch Sử Tiêu Biểu
P. 273

Nguyễn  Tri  Phương)  và  Tán  dương  Tôn  Thất  Tri  tử  trận.  Giữa
        trận tiên chỉ  huy quân sĩ đánh giặc, chủ tướng Nguyễn Tri Phương
        trúng  đạn  trọng  thương.  Tối  ngày  25  tháng  2,  quân  ta  đành  phải
        rút khỏi chiến  lũy về đồn Thuận Kiều,  sau đó vê  Biên  Hòa.  Mặc dù
        phải  rút  quân  để  bảo  toàn  lực  lượng,  nhưng  cuộc  chiến  đấu  của
        quân  ta  trong  hai  ngày  24  và  25  tháng  2  đã  làm  cho  giới  quân  sự
        Pháp  vô  cùng  khâm  phục  và  thừa  nhận:  “Những  đội  quân  thiện
        chiến của Phó vương Sài Gòn (chỉ Nguyễn Tri Phương)  trong nhiều
        trường hợp,  đã  tỏ rõ  một sự dũng cảm  mà những quân đội dày dạn
        của châu Âu không thể không khâm phục”1.
            Điều  đáng tiếc là trong khi Nguyễn Tri  Phương bị thương nặng
        phải  về  Biên  Hòa  chữa  trị,  thì  ỏ  triều  đình  Huế cũng  như  những
        người  cầm  quân ở  Nam  Kỳ,  không còn tiếp  tục  thực  hiện  điều  mà
        Nguyễn Tri  Phương đã bày tỏ là “chỉ nên chuyên mặt đánh và giữ”
        nữa,  mà khắp  nơi chỉ nói đến chữ “hòa”.  “Hòa” làm  sao được với kẻ
        địch đầy âm  mưu nham hiếm  đang đà lợi thế.
            Năm  sau,  triều  đình  Nguyễn  đã  ký  Hòa  ước  với  Pháp  (1862),
        chịu  m ất  ba  tỉnh  miền  Đông  Nam  Kỳ.  Thực  dân  Pháp  chưa  dừng
        tại  dó,  5  nãm  sau  (1867),  chúng chiếm  nốt  ba  tỉnh  miển  Tây  Nam
        Kỳ,  rồi  sau  5  năm  nữa (1872),  giặc  Pháp bắt đầu đem  quân  ra  Bắc
        Kỳ.  Để  chuẩn  bị  đánh  chiếm  Bắc  Kỳ,  thực  dân  Pháp  tăng  cường
        hoạt dộng do thám.  Đuypuy cấu kết vói bọn tướng lĩnh nhà Thanh
        ở  Quảng  Đông  và  Quảng  Tây  ngang  nhiên  đi  lại  dọc  tuyến  sông
        Hồng từ Vân  Nam  xuống  Hà  Nội.  Tình  hình  Bắc  Kỳ  trở nên  phức
        tạp. Triều đình Huế lại củ Nguyễn Tri Phương ra Bắc.
            Ngày  27  tháng  5  năm  1873,  ông ra  đến  Hà  Nội.  Sau  khi  hiểu
        rõ  hoạt  động  của  đốỉ  phương và  tìm  cách  thướng  thuyết  không  có
        kết quả,  ông đành  phải  dùng biện  pháp  cứng rắn,  cấm  các thuyền
        của  Pháp  ngược  sông  Hồng  đi  Vân  Nam  (Trung  Quốc),  nếu  trái
        lệnh  sẽ  bị  bắn.  Tiếp  đó,  ông  cho  lập  nhiều  đồn  dọc  sông  Hồng  đê


            1. J .c  Baurác: La Cochinchine et ses habitants,  Saigon,  1899, p.137.


                                                                    27 5
   268   269   270   271   272   273   274   275   276   277   278