Page 275 - Nhân Vật Lịch Sử Tiêu Biểu
P. 275
Nguyễn Tri Phương. Đó cung là nơi trưốc đây cha con ông đã hy
sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội.
Hoàng Diêu
Hoàng Diệu, tự là Quang Viễn, hiệu Tĩnh Trai, là con thứ trong
một gia đình Nho học ở xã Xuân Đài, huyện Diên Phước, tỉnh Quảng
Nam (nay thuộc huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Ông thông
minh, học giỏi và sớm thành đạt. Năm 20 tuổi đỗ cử nhân, năm 25
tuổi đỗ Phó bảng. Sự nghiệp quan trường của ông bắt đầu bằng chức
Tri phủ ở các huyện Tuy Phước, Tuy Viễn (thuộc tỉnh Bình Định);
Hương Trà (tỉnh Thừa Thiên); Đa Phúc (tỉnh Phúc Yên). Sau đó, ông
được thảng Án sát tỉnh Nam Định; Bố chánh tỉnh Bắc Ninh. Trải
qua một thời gian trị nhậm ỏ nhiều địa phương trong Nam ngoài
Bắc, nổi tiếng là người cương trực, mẫn cán, là vị quan công minh,
thanh liêm; khi ở được dân chúng tin yêu, khi đi mọi người đều nhớ.
Năm 1873, Hoàng Diệu được triều đình gọi về thăng chức Tham tri
bộ Hình, rồi Tham tri bộ Lại kiêm Đô sát viện sung Cơ mật đại thần.
Năm 1878, ông được bổ làm Tổng đốc An Tĩnh (Nghệ An - Hà Tĩnh);
năm 1879 được thăng Thượng thư bộ Binh.
Năm 1880, Hoàng Diệu được bổ làm Tổng đốc Hà Ninh (Hà
Nội - Ninh Bình). Việc vua Tự Đức giao trọng trách cai quản một
vùng đất rộng lớn, quan trọng ở phía Bắc cho Hoàng Diệu thê hiện
sự tin tưởng lớn của triều đình đối với ông; đặc biệt, trong khi dã
tâm xâm chiếm toàn bộ Việt Nam của thực dân Pháp đã ngày càng
lộ rõ từ ngay sau Hòa ước 1874, nhất là việc chúng ngày càng tăng
sô’ quân đồn trú ở Hà Nội. Tình hình đó buộc nhà Nguyễn phải có
đôi sách cứng rắn hơn. Người có thể đảm nhận công việc này
không ai hơn Hoàng Diệu - một người đã trải qua nhiều cương vị
khác nhau, được triều đình đánh giá là người “tính cương trực, làm
quan thanh liêm, lâm sự quyết đoán, có phong độ của một bậc đại
thần”. Hơn nữa, ông đã có nhiều năm trị nhậm ở các địa phương
ngoài Bấc nên am hiểu vùng đất này. Nhân dân và sĩ phu Bắc Hà
rất yêu mến, kính trọng và tin tuởng ông.
27 7