Page 276 - Nhân Vật Lịch Sử Tiêu Biểu
P. 276
Là người chủ trương kháng Pháp đến cùng, trước những hành
động xâm lược của thực dân Pháp, ngay từ những ngày đầu mối
nhậm chức, Hoàng Diệu đã dốc sức vào cổng cuộc phòng thủ Hà
thành. Mặc dù thành Hà Nội từ sau lần quân Pháp đánh chiếm
lần thứ nhất (1873) đã được tu bổ: tường thành được xây đắp cao
và dày thêm, vũ khí và số quân đóng trong thành được bổ sung
thêm, nhưng ông vẫn cho xây đắp lại các công trình phòng thủ, các
công sự chiến đấu, đồng thòi tổ chức cho quân sĩ miệt mài tập
dượt. Đặc biệt, ông sớm nhận rõ Hà Nội không chỉ có vị trí quan
trọng đối với vùng đâ't mình cai quản mà còn là “yết hầu của Bắc
Hà, là đất trọng yếu của nưốc nhà”.
Rút kinh nghiệm lẩn th ất bại 10 năm vể trước, Hoàng Diệu cho
tăng quân số đóng trong thành, đồng thời còn bô' trí quân ở ngoài
thành để hỗ trợ tác chiến khi thành bị tấn công. Ông cùng với một
số quan lại như Nguyễn Đình Nhuận, Hoàng Hữu Xứng... vạch ra
một kế hoạch phòng thủ dựa vào thế mạnh của vùng thượng du
rừng núi để bảo vệ miền trung châu và Hà Nội. Bản mật tấu của
ông nêu rõ: Hình thế đất Bắc Kỳ bên tả, bên hữu đểu có núi non
hiểm yếu có thể nương tựa được, nếu ta mạnh, vững ở thượng du để
giữ gìn trung châu, quán Pháp vẫn giỏi về thủy chiến, không tiện
đánh ở núi non, có lẽ thấy khó mà thôi chăng? Kê hoạch này được
quan lại và nhân dân các địa phương ngoài Bắc hoan nghênh và sẵn
sàng phôi hợp thực hiện, nhưng đã không được vua Tự Đức chấp
nhận. Hoàng Diệu cũng nhiều lần dâng biểu về triều xin viện binh
nhưng triều đình chang những không đáp ứng lại còn xuống chiếu
quở trách ông “chê ngự không đúng cách”.
Khi thực dân Pháp tảng quân đóng ở Hà Nội và đưa ra những
yêu sách ngang ngược, trong triều thần có ý kiến đề nghị mở cửa
thành cho quân Pháp ra vào tự do; cũng có kẻ đề xuất nên triệt
binh mở cửa thành cho chúng khỏi hiềm nghi, Hoàng Diệu tỏ thái
độ dứt khoát: “Làm như thế, thần tuy thịt nát xương tan cũng
không nhẫn tâm mà làm được". Mặc dù triều đình không đáp ứng
278