Page 266 - Nhân Vật Lịch Sử Tiêu Biểu
P. 266
Nguyễn Thái Học vối Khởi nghĩa Thái Nguyên, mặc dù gây tiếng
vang lớn, nhưng chỉ thành nhân chứ không thể thành công. Sau
thất bại nặng nể ấy, giai cấp tư sản dân tộc nước ta đã mất hắn
định hướng chính trị, có xu hướng chuyên hóa dần sang tư sản mại
bản, trỏ nên sa sút và thậm chí còn phản động về chính trị.
Đỉnh điểm của sự phân hóa xã hội - giai cấp nước ta trong điều
kiện xâm thực của chủ nghĩa thực dân chính là sự ra đòi của giai
cấp công nhân. Để tiến hành khai thác thuộc địa, giai cấp tư sản
Pháp bắt buộc phải tạo ra đội ngũ công nhân bản địa. Không
những thế, chúng còn bắt buộc phải làm cho giai cấp công nhân
Việt Nam ngày càng lớn mạnh. Chính chủ nghĩa thực dân Pháp
cũng không thể dự liệu được rằng, sự ra đời và lớn mạnh của giai
cấp công nhân dứt khoát dẫn đến những điều kiện và tạo ra nhân
tố cơ bản để chặn đứng sự xâm thực của chủ nghĩa thực dân, nhân
tố quyết định sự cáo chung của cả chế độ thuộc địa nửa phong
kiến. Tuy nhiên, ỏ thòi điểm này, giai cấp công nhân Việt Nam
chưa bước lên vũ đài chính trị.
Gắn liền với bôi cảnh kinh tê - xã hội trên đây, bức tranh chính
trị - quân sự của nước ta nói chung, của Thăng Long - Hà Nội nói
riêng cũng mang những sắc màu hết sức đặc biệt. Trong những
chiến công và sự kiện tiêu biểu chống Pháp dưói triều Nguyễn,
công cuộc phòng thủ thành Hà Nội dưối sự lãnh đạo của Nguyễn
Tri Phương và Hoàng Diệu tuy không thắng lợi, nhưng cũng là sự
kiện tiêu biểu trong lịch sử bảo vệ, giải phóng Thăng Long - Hà
Nội. Nhân “sự kiện Đuypuy”, Pháp cho Gácniê đem hai tàu chiến
ra vối danh nghĩa giải quyết theo yêu cầu của triều đình Huế,
nhưng lại hội quân vối Đuypuy và đưa ra yêu sách ngỗ ngược.
Nhân dân Hà Nội triệt để bất hợp tác và tìm mọi cách chông phá
khiến quân Pháp luôn lo sợ. Ngày 20 tháng 11 năm 1873, Gácniê
đánh thành Hà Nội với hơn 200 quân, 11 đại bác và các pháo hạm.
Nguyễn Tri Phương cùng 7.000 quân cô' gắng cản giặc, ở ngoài
thành, nhân dán tham gia đánh giặc. Tuy nhiên, thế trận quân ta
26 8