Page 261 - Nhân Vật Lịch Sử Tiêu Biểu
P. 261
hòa hoãn đã chi phối mọi hoạt động và đưa triều đình đi từ đầu
hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn quân xâm lược.
Dưới chế độ thuộc địa nửa phong kiến ở nưổc ta lúc này, sự suy
tàn của xã hội phong kiến là tất yếu, x é t theo tiến t r ì n h l ị c h sử của
nó, đồng thời là quá trình không thể níu kéo, không thể đảo ngược,
xét theo hoàn cảnh thực tế ở nưốc ta lúc bấy giò. Và đi liền với sự
suy tàn của xã hội phong kiến Việt Nam là sự xâm thực ngày càng
mạnh mẽ của chủ nghĩa thực dân Pháp vào mọi phương diện đời
sống xã hội nước ta. Dĩ nhiên, quá trình xâm thực của chủ nghĩa
thực dân Pháp không thể diễn ra đột biến, nó cần phải câu kết với
giai cấp địa chủ phong kiến bản địa hòng thông qua Nhà nước bù
nhìn nhằm thực hiện âm mưu chia đ ể trị và tìm cách với tay xuống
tận đời sôYig xã hội làng xã. Chính vì vậy, chủ nghĩa thực dần
Pháp cô' gắng tạo ra và duy trì tình trạng “sông lay lắt” của Nhà
nước phong kiến Việt Nam. Song, đối với đời sôYig xã hội nước ta,
dù cho sự cấu kết giũa thực dân và phong kiến có chặt chẽ đến đâu
thì giũa phép vua (tức hệ thông luật lệ triều đình nhà Nguyễn) và
lệ làng đã thực sự “chia tay” hoàn toàn. Và đó cũng chính là một
trong những tác nhân quan trọng làm cho quá trình xâm thực của
chủ nghĩa thực dân Pháp không thể vói tối đòi sống xã hội làng xã.
Điều đó đã diễn ra tương tự như quá trình chống đồng hóa thời
Bắc thuộc.
Về phương diện chính trị'- nhà nước, thời kỳ đầu, triều đình
phong kiến nhà Nguyễn còn gắng giủ lập trường cứng rắn, đưa ra
các đạo luật câ'm truyền giáo và lợi dụng truyền giáo để mưu đồ
chính trị, thậm chí dám chấp nhận tuyên chiến với thực dân Pháp.
Nhưng khi đã khiếp nhược trưóc sức mạnh quân sự của địch, vua
quan nhà Nguyễn đã phải từng bước nhượng bộ, cắt đất đền bù, rồi
đi đến những cuộc thương thuyết thỏa hiệp, cầu hòa... và cuổì cùng
buộc phải đầu hàng nhục nhã, trở thành Nhà nước tay sai, bù nhìn.
Về phương diện pháp luật, phép vua dần dần ngả theo ý chí
của thực dân Pháp và thực chất chỉ là một hình thức che đậy cho
263