Page 257 - Nhân Vật Lịch Sử Tiêu Biểu
P. 257
phong trào quần chúng khởi nghĩa được nhân lên gấp bội với lòng
yêu nước, chí căm thù và tinh thần đoàn kết vào đại nghĩa dân tộc.
Quân đội Tây Sơn trong hành quân cũng như trong chiến đấu đều
được sự tham gia ủng hộ về mọi m ặt của nhân dân. Dân tự nguyện
gia nhập nghĩa quân, dân giữ bí m ật cho các cánh quân tiếp cận
mục tiêu, dân tiếp tế lương thực cho quân đội... Đó là những biểu
hiện sinh động của một cuộc chiến tranh nhân dân đã được phát
triển khá cao trong thòi đại phong kiến.
Phát huy sức mạnh vật chất và tinh thần lớn lao của chiến
tranh nhân dân, Quang Trung - Nguyễn Huệ đã biết tạo nên “một
thế trận rộng rãi mà hiểm, táo bạo mà rất vững”. Thế trận ấy kết
hợp giữa chính binh và kỳ binh, kết hợp đánh chính diện với đánh
cạnh sườn, với chia cắt thọc sâu, vu hồi bao vây chiến lược. Tất cả
các cánh quân đểu cùng một lúc tiến công vào toàn bộ đội hình
chiến lược của địch, làm cho chúng lâm vào tình th ế bị chia cắt,
buộc phải bị động đôi phó, mất hết quyển tự do hằnh động. Thê
trận chung â'y lại tạo điều kiện để xây dựng th ế trận bộ phận trong
từng khu vực và đê xây dựng thê trận giữa các cánh quân. Trong
từng trận cũng như trong cả hội chiến, quân ta ít, quân địch đông,
mà đâu đâu ta cũng chủ động đánh địch trên thế mạnh, áp đảo và
giành thắng lợi giòn giã.
Lực lượng của quân đội và nhân dân, thế trận chiến lược và
chiến thuật, chỉ huy tác chiến tài giỏi, tất cả các nhân tố ấy tạo
nên sức m ạnh tổng hợp to lớn, giúp quân đội Tây Sơn đại phá
nhanh chóng một kẻ địch đông và mạnh hơn ta. Với chiến thắng
Ngọc Hồi - Đống Đa, Quang Trung - Nguyễn Huệ đã đưa nghệ
thuật quân sự truyền thông của dân tộc ta về thực hiện cả nước
đánh giặc, lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lây yếu thắng
mạnh... lên một bước phát triển mới, sáng tạo xuất sắc.
Thứ ba, khéo kết hợp đấu tranh quân sự với đâu tranh ngoại giao.
Từ kinh đô Thăng Long, Quang Trung chủ trương “giảng hòa với
nước lớn’’, nhàm nhanh chóng lập lại quan hệ bang giac hòa hiếu,
259