Page 252 - Nhân Vật Lịch Sử Tiêu Biểu
P. 252
trước đến bấy giò. Đê động viên quân sĩ có khí thê chiến thắng, cô
vũ nhân dân tin tưởng vào thắng lợi trong chiến dịch này, nhà vua
mở tiệc khao quân sĩ, cho ản Tết Nguyên đán trước và tuyên bô'
“Bữa nay ta hãy ăn Tết Nguyên đán trước (20 tháng chạp) sang
xuân ngày mồng 7 ta sẽ vào thành Thăng Long mở tiệc ăn Tết
khai hạ. Các người cứ nhớ lời ta xem có thực hay không?”. Đúng
như lài đoán định của Nguyễn Thiếp và sự khảng định sức mạnh
trước quân sĩ của vua Quang Trung, chưa đầy một tuần lễ, 29 vạn
quân Thanh đã bị quân của Quang Trung đánh tan tác, Tôn Sĩ
Nghị sỢ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc
giáp bỏ chạy về nước. Chiều ngày mùng 5 Tết Kỷ Dậu (1789),
Quang Trung VỚI chiếc áo bào nhuộm khói súng đã ngả thành màu
đen dẫn 80 thớt voi và quân đội hùng dũng tiến vào giữa sự hân
hoan phấn khỏi của nhân dân kinh thành. Thảng Long giải phóng,
giặc ngoại xâm phong kiến phương Bắc vĩnh viễn chấm dứt trên
đất nưóc ta.
Đuổi xong giặc Thanh xâm lược, vua Quang Trung bắt tay
ngay vào việc củng cô’, xây dựng nhà nước trên các mặt. Nguyễn
Thiếp được nhà vua tín cử tham gia việc tổ chức thi cử, tuyển chọn
nhân tài. Ngay năm 1789, vua Quang Trung đã mở khoa thi
Hương đầu tiên ở Nghệ An do Nguyễn Thiếp làm chánh chủ khảo.
Năm 1791, Quang Trung mở rộng chế độ tiến cử, giao cho Nguyễn
Thiếp hàng năm khảo xét đức nghiệp và hạnh nghệ (ngưòi giỏi có
đức hạnh) để tuyển dụng. Khi lập Sùng chính viện, vua Quang
Trung cử Nguyễn Thiếp làm Học bộ Thượng thư (tương đương Bộ
trương Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày nay). Sau khi vua Quang
Trung mất, rồi triều Tây Sơn bị lật đổ, Nguyễn Thiếp lại lui vê' quê
sống ẩn dật, không chịu ra làm quan cho Nguyễn Ánh. Người
đương thòi kính trọng gọi ông là La Sơn phu tử.
Ngày nay, nhắc tới chiến thắng Xuân Kỷ Dậu (1789), người ta
không quên nhắc tới Nguyễn Thiếp. Bởi lẽ, ý chí và tinh thần của
tướng sĩ Tây Sơn được mưu sĩ Nguyễn Thiếp khẳng định: “không
254