Page 249 - Nhân Vật Lịch Sử Tiêu Biểu
P. 249

tiến thẳng vào giải phóng Thăng Long trong mùa xuân năm Kỷ Dậu
          (1789).  Là  một tướng tiên  phong,  chỉ  huy  mưu  lược,  Đô  đốc Võ Văn
          Dũng  đã  liên  tiêp  lập  nhiêu  chiến  công  xuất  sắc,  góp  phần  quan
         trọng  vào  thắng  lợi  của  cuộc  kháng  chiến  chông  quân  Thanh.  Đất
          nước sạch bóng quân xám  lược,  Hoàng đế Quang Trung ban thưởng
         cho  các  tướng  sĩ,  Võ Văn  Dũng  được  phong  chức  Hải  dương  Chiêu
         viễn Đại Đô đốc, Đại Tướng quân, tước Quận công.
             Nguyễn  Thiếp
             Nguyễn  Thiếp  là  ngưòi  có  công  lớn  giúp  nghĩa  quân  Tây  Sơn
         hoàn  thành  nhiệm  vụ  đánh  tan  quân  Thanh  xâm  lược,  giải  phóng
         Thăng Long, giải phóng đất nước. Ồng quê ỏ Mật Thôn, huyện La Sơn,
         trân  Nghệ An (nay thuộc  huyện  Đức Thọ,  tỉnh  Hà Tĩnh).  Vốn  ham
         đọc sách từ nhỏ,  năm  1743,  ông thi đỗ giải Hương, có chí làm quan.
         Nhưng lúc đó, Đàng Ngoài rối loạn, tập đoàn thống trị thối nát nên
         ông  vê'  nhà  làm  ruộng,  dạy  học  và  làm  bạn  với  sự  thăm  thú  núi
          Hồng,  sông  Lam.  Năm  1756,  ông  nhận  chức  Huấn  Đạo  â  huyện
         Anh Đô (Anh Sơn và Đô Lương,  Nghệ An), tiếp đó được điều về làm
         tri  huyện  Thanh  Chương.  Đến  nãm  Mậu  Tý  (1768),  sau  hơn  10
         nám  làm  tri  huyện Thanh  Chương,  cám  cảnh  nước  nhà  ngày càng
         suy  vong,  chia  cắt,  các  tập  đoàn  phong  kiến  ở  cả  hai  miền  ngày
         càng  suy  đồi,  bóc  lột  nhân  dân  một  cách  tàn  khốc,  đời  sống  nhân
         dân  lâm  vào  tình  trạng  nghèo  khổ,  điêu  đứng,  Nguyễn  Thiếp  xin
         từ quan về ó an tại quê nhà trên núi Thiên Nhẫn.
             Năm  1786,  sau  khi  đập  tan  chính  quyền  Nguyễn  ở  Đàng
         Trong.  Nguyễn  Huệ  tiến quân ra  Bắc lần thứ nhất,  tiêu diệt chính
         quyên  Trịnh  ở  Đàng  Ngoài.  Nguyễn  Huệ  đã  có  chủ  trương  đúng
         đắn  “vời  đón  nhân  tài”,  thu  phục  nhân  tâm.  Nghe  tiếng  tăm  của
         Nguyễn Thiếp,  Nguyễn Huệ đã nhiều lần viết thư mòi ông cộng tác
         nhưng đều bị  từ chối.  Tuy chưa chịu ra giúp  nhưng Nguyễn Thiếp
         đã  cảm  được  tấm  lòng  nghĩa  hiệp vì  dân  vì  nưốc của  Nguyễn  Huệ
         và  hai  người  từ đó đã  có  thư từ trao  đổi,  quan  hệ với nhau.  Tháng
         tư năm  Mậu Thân  (1788), Nguyễn  Huệ đốc lĩnh bộ binh và kỵ binh

                                                                     251
   244   245   246   247   248   249   250   251   252   253   254