Page 244 - Nhân Vật Lịch Sử Tiêu Biểu
P. 244

nhanh  nhẹn,  là  một trong bốn  phó nữ tướng của  Bùi Thị Xuân,  cả
             hai  vợ chồng  Nguyễn  Văn  Tuyết  đểu  làm  tướng  dưổi cờ của  nghĩa
             quân  Tây  Sơn,  góp  phần  vào  những  chiến  thắng  oanh  liệt  của
             nghĩa  quân,  từ “chiến thắng Phú Yên (1775),  ba  lần đánh tan quân
             Nguyễn  ở  Gia  Định  (1777,  1782,  1783),  thắng  trận  Rạch  Gầm  -
             Xoài  Mút  (1785),  đánh đổ các  tập  doàn  phong kiến  chúa  Nguyễn  ở
             Đàng Trong, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài,  chấm  dứt cảnh đất nưóc bị
             chia cắt trên 200 năm”1.
                 Khi  nhà Thanh cử Tống đốc  Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị đem  29
             vạn quân đánh Đại Việt, lực lượng Tây Sơn ở Bắc Hà do Đại Tư mã
             Ngô  Văn  Sỏ,  Đại  Đô  đốc  Nguyễn  Văn  Tuyết và  một  số tướng  lĩnh
             khác chỉ huy đã rút quân về Tam  Điệp  -  Biện Sơn,  Bộ chỉ huy giao
             cho  Nguyễn  Văn  Tuyết  phi  ngựa  về  Phú  Xuân  cấp  báo  cho  Bắc
             Bình  Vương  Nguyễn  Huệ.  Nhận  được  tin  cấp  báo,  Nguyễn  Huệ
             trịnh  trọng  làm  lễ  dăng  quang chính  thức  lên  ngôi  Hoàng  đế,  đặt
             niên  hiệu  là  Quang  Trung,  rồi  lập  tức  hạ  lệnh  xuất  quân.  Dọc
             đường  hành  quân,  trai  tráng  các  địa  phương  xin  tòng  quân  khá
             nhiểu.  Tại Nghệ An và Thanh  Hóa  là hai  nơi  số người tình nguyện
             tham   gia  nghĩa  quân  đông  nhất,  Đại  Đô  đốc  Nguyễn  Văn  Tuyết
             dược giao  nhiệm  vụ  tổ chức  tuyển chọn,  và  sau  đó  là  nhanh  chóng
             huấn  luyện  các  kỹ  năng  chiến  đấu  cơ  bản  để  bảo  đảm  cho  mỗi
             người  lính đều có thể tham chiến.
                 Trong  chiến  dịch  tấn  công  thần  tốc  giải  phóng  Thăng  Long,
             Đại  Đô  đốc  Nguyễn  Văn  Tuyết  đã  chỉ  huy  đạo  quân  thứ  tư  tiêu
             diệt  phần  lớn  đội  quân  của  Lê  Chiêu  Thông  ở  khu  vực  sông  Lục
              Đầu  và  Hải  Dương,  “chặn  đánh  sô"  quân  tháo  chạy  khỏi  Thăng
             Long  ở  vùng  Hà  Bắc,  Hải  Dương”2,  sau  đó  tiến  ra  uy  hiếp  quân
             địch  ở  thành  Thãng  Long  từ  phía  đông.  Ông  đã  hoàn  thành  xuất
             sắc  nhiệm  vụ,  góp  phần  to  lớn  giải  phóng Thăng  Long,  giải  phóng



                 1,  2. Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam,  Nxb.  Quân đội nhân dân,
              Hà Nội,  1996, tr.  560, 575.


             2 4 6
   239   240   241   242   243   244   245   246   247   248   249