Page 240 - Nhân Vật Lịch Sử Tiêu Biểu
P. 240
khỏi bờ cõi. Kê rút quân vào Tam Điệp - Biện Sơn của Ngô Thì
Nhậm đã góp phần không nhỏ vào chiến công vang dội đó. Bởi thế,
sau khi đất nước đã sạch bóng quân thù, ghi nhận công lao của
Ngô Thì Nhậm, Hoàng đế Quang Trung đã thăng cho ông từ Thị
lang bộ Lại lên chức Thượng thư bộ Binh. Đáp lại sự tin cậy đó,
Ngô Thì Nhậm đã mang hết tài năng phục vụ triều Tây Sơn và đã
có những đóng góp mới trong công cuộc giữ nước.
Sau đại thắng mùa xuân Kỷ Dậu (1789), việc bang giao vối triều
Mãn Thanh là một trong những vấn đê đặc biệt quan trọng. Hoàng
đế Quang Trung đã giao cho Ngô Thì Nhậm đảm trách công việc đó.
Ngô Thì Nhậm không phụ sự ủy thác, đã tỏ rõ là một nhà bang giao
kiệt xuất. Ông trực tiếp thảo thư, vạch kế hoạch rồi tự mình một
năm ba lần lên ải Nam Quan (Nhất niên tam độ đáo Nam Quan) để
gặp các quan lại triều Mãn Thanh bàn chuyện giao hảo giữa hai
nước. Do hiểu ta, hiểu ngưòi, râ't kiên quyết về nguyên tắc nhưng lại
rất linh hoạt, mềm dẻo trong ứng xử để giữ thể diện cho “thiên
triều”, ông từng bước làm cho triểu Mãn Thanh nể phục. Vua Càn
Long chẳng những hủy bỏ việc động binh trả thù, ra lệnh an trí bọn
lưu vong Lê Chiêu Thống, chính thức công nhận triều Tây Sơn, mà
còn chấp nhận yêu cầu của Quang Trung như bỏ lệ cống người bằng
vàng, bỏ việc đòi đất. Vậy là bằng tài năng và sự khéo léo, mềm dẻo
của mình, Ngô Thì Nhậm đã hoàn thành xuất sắc công việc bang
giao với triều Mãn Thanh, xứng đáng với niểm tin “việc ấy chẳng
phải là Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được” như Hoàng đế Quang
Trung đã từng nói. Ngoài ra, Ngô Thì Nhậm còn có những đóng góp
trong chính sách khuyến nông và lập nhà học ồ làng xã để củng cố
tiêm lực quốc phòng và nâng cao thê nước.
Ngô Thì Nhậm xứng đáng là một bậc khoa bảng thức thời và
đã công hiến trọn vẹn tài năng đa dạng cho sự nghiệp chiến đấu
chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc và bảo vệ đất nưóc, bảo vệ và
giải phóng Thăng Long - Hà Nội. Với nhũng cống hiến của ông,
tiêu biểu là tham gia Bộ chỉ huy Tây Sơn, góp phần ổn định chính
242