Page 235 - Nhân Vật Lịch Sử Tiêu Biểu
P. 235
Tháng 4 năm 1788, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ sau khi diệt Vũ
Văn Nhậm đã thành lập một Bộ chỉ huy quân đội Tây Sơn ở Bắc
Hà, giao cho Ngô Vãn sở và Phan Văn Lân chỉ huy. Khi bàn định
kê sách đối phó với quân xâm lược Mãn Thanh, lúc đầu, Phan Văn
Lân chủ trương đem quàn lên vùng biên giới phía Bắc bô trí mai
phục đê chặn đánh. Sau đó, ông đã bình tĩnh lắng nghe và nhận ra
sự nhận định đúng đắn của Ngô Thì Nhậm và ủng hộ chủ trương
Lạm lui quân vê Tam Điệp - Biện Sơn để bảo toàn lực lượng chò đại
quân tiến ra.
Trong trận quyết chiến chiến lược Ngọc Hồi - Đông Đa, ông sát
cánh với Quang Trung - Nguyễn Huệ chỉ huy đạo quân chủ lực
đánh vào Hà Hồi, Ngọc Hồi và lập công xuất sắc. Ông thực sự trí
dũng hơn người, đánh giặc rất giỏi, tính tình lại giản dị, hễ được ban
thưởng là đem hết ra để khao quân. Quân Thanh rất sợ ông, gọi ông
là Phi Tướng quân, nghĩa là tướng như từ trên trời bay xuống.
Ngô Thì Nhậm
Ngô Thì Nhậm là nhà chính trị, quân sự, ngoại giao tài giỏi,
người vạch kế Tam Điệp - Biện Sdn được Hoàng đế Quang Trung
ca ngợi. Ông là con đầu của Ngô Thì Sĩ, người làng Tả Thanh Oai
(Hà Nội). Vôn tư chất thông minh, hiếu học, Ngô Thì Nhậm tiến
rất nhanh: 23 tuổi đỗ khoa Sĩ Vọng; 26 tuổi đỗ hạng ưu kỳ khảo thí
ở Quôc Tử Giám; 29 tuổi đỗ Tiến sĩ, được bô làm Hộ khoa cấp sự
trung, thăng làm Giám sát Ngự sử rồi Đốc đồng Kinh Bắc kiêm
Đốc đồng Thái Nguyên. Năm 1786, Ngô Thì Nhậm được chứng
kiến biến cố lớn lao của lịch sử nước nhà. Đó là sự kiện nghĩa quân
Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy tiến ra Thăng Long. Chỉ một cuộc
tiến công chớp nhoáng, quân của Nguyễn Huệ đã đập tan toàn bộ
lực lượng quân Trịnh. Chúa Trịnh Khải chạy trốn nhưng sau đó bị
bắt, dọc đường áp giải đã tự tử. Biến cố này có ảnh hưởng mạnh
mẽ đến nhận thức Ngô Thì Nhậm. Nhưng chỉ đến khi Nguyễn Huệ
ra Bắc lần thứ hai, với chính sách sáng suốt “cầu hiền” của vị anh
hùng áo vải, Ngô Thì Nhậm mới được trọng dụng. Ông được
2 3 7