Page 236 - Nhân Vật Lịch Sử Tiêu Biểu
P. 236

Nguyễn  Huệ  mời  giữ chức Tả  thị  lang bộ  Lại,  tước Tinh  Phái  hầu.
            Từ  đây,  Ngô  Thì  Nhậm  thực  sự  phát  huy  hết  tài  năng,  cống  hiến
            cho sự nghiệp  giải phóng dân  tộc và bảo vệ đất nước.
                Chỉ  ở  lại  Thăng  Long  một  thời  gian  ngắn,  Nguyễn  Huệ  lại  trở
            vào  Phú  Xuân  và  đã  tin  tưởng  cắt  cử  Tả  thị  lang  Ngô  Thì  Nhậm
            cùng  một  số cựu  thần  khác  của  nhà  Lê vào  Bộ chỉ  huy Tây Sơn  do
            Đại Tư mã  Ngô Văn  Sở đứng đầu,  đặt đại  bản  doanh ngay ở Thăng
            Long.  Được đặt vào  một vị trí quan  trọng giữa  những ngưòi đã bao
            nãm  theo  Nguyễn  Huệ  chiến  đấu  lập  công  lổn,  Ngô  Thì  Nhậm  vô
            cùng  cám  kích.  Ông  càng  phâ'n  chấn  hơn  khi  nghe  Nguyễn  Huệ
            dặn  dò  Bộ chi  huy  rằng:  Nhậm  thì  vừa  là  bê'  tôi  vừa  là  khách của
            ta,  lại  là  dòng vãn  học  Bác  Hà  thông  thạo  việc  đời,  mọi  việc  cùng
            nhau  họp  bàn  ổn  thỏa,  chớ  vì  kẻ  cũ  người  mới  mà  xa  cách  nhau.
            Được  Nguyễn  Huệ  giao  công  việc  “coi  tấ t  cả  các  quan  văn  võ  nhà
            Lê”,  Ngô  Thì  Nhậm  dồn  tàm   sức  thuyết  phục  những  nhân  sĩ,  trí
            thức  Bác  Hà,  lôi  kéo  họ  đi  theo  con  đường  chính  nghĩa  vì  lợi  ích
            dân tộc và  nhân dân.
                Đây  là công việc  rất quan  trọng,  nhưng cùng hết  sức khó khản,
            vì  lúc  ấy  do  quyển  lợi  giai  cấp,  phần  lớn  nhân  sĩ  Bắc  Hà  đều  chưa
            đứng về  phía  phong  trào  Tây  Sơn.  Ngay  cả  Ngô  Thì  Nhậm  cũng có
            người  chú  ruột  là  Ngô  Tưởng  Đạo  theo  Lê  Chiêu  Thông,  chông Tây
            Sơn quyết liệt.  Mặc dù vậy,  Ngô Thì  Nhậm  vẫn kiên trì thuyết phục
            và  khi  cần  thiết,  ông  biện  luận  sắc  bén  đế  kéo  họ  ra  phục  vụ  thòi
            cuộc  mới.  Với  một  số người  còn  tìm  cách  chông  Tây  Sơn,  ông  kiên
            quyết  phê  phán.  Với  những  người  còn  đang  do  dự  đợi  trông  thời
            cuộc,  Ngô  Thì  Nhậm  nói  thẳng  rằng,  người  trung  nghĩa  sáng  suốt
            nên  “biết  thời  cơ”  đế  ra  giúp  đời.  Được  Ngô  Thì  Nhậm  khích  lệ,  cổ
            vũ,  nhiều  nhân  sĩ  Bắc  Hà  lần  lượt  ra  phục  vụ  Tây  Sơn,  trở  thành
            những người có công  lớn.  Bằng kết  quả  đó,  Ngô Thì  Nhậm  đã  đóng
            góp không nhỏ vào việc củng cố chính trị,  an ninh ỏ Bắc Hà.
                Khi  nhà  Thanh  sai  29  vạn  quân  giương  cờ  giả  hiệu  “Phù  Lê,
            diệt  Tây  Sơn”  tràn  sang  xâm  lược  nước  ta,  Bộ  chỉ  huy  Tây  Sơn  ở


            238
   231   232   233   234   235   236   237   238   239   240   241