Page 238 - Nhân Vật Lịch Sử Tiêu Biểu
P. 238

sớm  sớm  truyền  cho  thủy  quân  chở  đầy  các  thuyền  lương,  thuận
            gió  giương buồm,  ra  thẳng cửa  biển,  đến  vùng  Biện  Sơn  mà  đóng.
            Quân bộ thì sửa soạn khí giới, gióng trống lên đường,  lui về giữ núi
            Tam  Điệp.  Hai  mặt  thủy,  bộ  liên  lạc  với  nhau,  giữ  lấy  chỗ  hiểm
            yếu,  rồi cho người chạy  giấy về bẩm vói  chúa công...  chò  chúa công
            ra,  bấy  giờ  sẽ  quyết  chiến  một  phen  cũng  chưa  muộn  gì”.  Đê  Đại
            Tư  mã  Ngô  Văn  sở  yên  lòng,  Ngô  Thì  Nhậm  rành  rẽ  bàn  tiếp:
            “Tướng giỏi thòi xưa,  lường thê giặc rồi mới đánh,  nắm  phần thắng
            rồi  mới hành  động,  tùy theo  tình  thế thay  đổi  mà  bày ra  chước  lạ.
            Giông  như  đánh  cờ,  trước  thì  chịu  thua  ngưòi  một  nước,  sau  mới
            được  người  ta  một nước;  đừng có đem  nước  sau  làm  nước  trước,  đó
            là  tay cao  cờ.  Nay ta  hãy bảo  toàn  lấy  quân  lực  mà  rú t  lui,  không
            bỏ  phí  mất  một  mũi  tên.  Cho chúng  ngủ  trọ  một  đêm,  rồi  lại  đuổi
            đi...  Nếu có vì thê mà mắc lỗi,  tôi sẽ xin bộc bạch với chúa công, thê
            nào cũng được chúa công lượng xét...”1.
                Lập  luận sắc bén và  tinh  thần  dám  chịu trách  nhiệm  về kế lui
            quân chô't giữ Tam  Điệp của  Ngô Thì  Nhậm  cuối cùng chinh  phục
            hoàn  toàn các  tướng  lĩnh  Tây  Sơn.  Sau  đó,  quân  Tây  Sơn  đội  ngũ
            chỉnh  tề kéo về nơi  đã  định.  Cuộc rú t lui chiến lược đó hoàn  thành
            vào  ngày  20  tháng  11  năm  Mậu  Thân.  Từ  nđi  phòng  ngự  nghiêm
            mật  này,  Đô  đốc  Nguyễn  Văn  Tuyết  phi  ngựa  về  Phú  Xuân  cấp
            báo.  Khi dẫn đại quân trên  10 vạn người đến Tam  Điệp -  Biện Sơn,
            Quang Trung rất vừa lòng với những tôi trung và nói những ý nghĩ
            của  mình  cho các  tướng lĩnh  ra  đón  nghe  rằng:  “ta  nghĩ  các  ngươi
            đểu  là  hạng võ dũng, chỉ biết gặp giặc  là đánh,  đến như việc  tùy cơ
            ứng biến  thì không có tài.  Cho nên,  ta  để  Ngô Thì  Nhậm ở lại đây
            làm việc với các ngươi,  chính là  lo về điều  đó.  Bắc  Hà mới yên, lòng
            người chưa phục, Thăng Long lại là  nơi bị  đánh cả  bcrn  mặt,  không
            có  sông  núi  để  nương  tựa...  Các  ngươi  đóng  quân  trơ  trọi  ở  đấy,



                1. Ngô Gia Văn Phái: Hoàng Lê nhất thống chí, Nxb. Văn học, Hà Nội,
             1987, tr.  159-160.


            240
   233   234   235   236   237   238   239   240   241   242   243