Page 243 - Nhân Vật Lịch Sử Tiêu Biểu
P. 243
toàn tuyệt vọng, sầm Nghi Đống thắt cổ tự tủ. Toàn bộ đội thân
binh khoảng vài trăm người trung thành vổi chủ tướng cũng tự
vẫn theo. Lũ quân tướng khác đều bị giết hoặc ra hàng.
Trưa mùng 5 Tết, sau khi tiến vào Thăng Long, gặp Đô đốc
Đông ra đón, vua Quang Trung khen ngợi: “Việc quân cô't ở thần
tốc, tướng quân đánh một trận mà thành công lớn, ta đến sau th ật
là xấu hổ”. Đô đốc Đông trả lời: “Chúa thượng đem chính binh
đánh phía trước, thần đem kỳ binh lẻn đánh phía sau, đang đêm
nhân khi giặc không phòng bị mà đánh nên dễ thành công, vả lại,
Sầm Nghi Đông không phải là người có tài làm tướng. Đánh được
địch là nhò oai binh của chúa thượng và sự cố gắng của các tướng”.
Nguyễn Văn Tuyết
Nguyễn Văn Tuyết, tướng Tây Sơn, theo nhiều tài liệu và
chuyện kê trong dân gian ở vùng Bình Định thì ông là người xã
Nhđn An, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn (nay là huyện Tây Sơn,
tỉnh Bình Định). Khi nghe tin Tây Sơn vương chiêu mộ hào kiệt để
cứu đồng bào khỏi ách chuyên chè của chúa Nguyễn, Nguyễn Văn
Tuyết liền lên sơn trại đầu quân. Những người có công đầu cùng
với Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ gây dựng nhà Tây Sơn để phất cờ
khởi nghĩa được sách “Nhà Tây Sơn” ghi lại gồm có: “Bên võ có bảy
ngưòi lầ: Võ Văn Dũng, Võ Đình Tú, Trần Quang Diệu, Lý Văn
Bưu, Lê Văn Hưng, Nguyễn Văn Lộc và Nguyễn Văn Tuyết, danh
truyền là “Tây Sơn thất hổ tướng”. Bên văn có sáu ngưòi là “Võ
Xuân Hoài, Nguyễn Thung, Trương Mỹ Ngọc, La Xuân Kiêu, Triệu
Đình Thiệp, Cao Tác Tựu, người đương thời gọi là “Lục kỳ sĩ”.
Nguyễn Văn Tuyết tham gia phong trào khởi nghĩa Tây Sơn ngay
từ đầu, lập nhiều công lớn. Vì vậy, ngay từ năm 1778, khi Nguyễn
Nhạc xưng Minh Đức Hoàng Đế, ông đã được phong Đại Đô đốc.
Cũng do có công lao to lớn và được nhà Tây Sơn trọng dụng
nên Nguyễn Văn Tuyết đã lấy được Trần Thị Lan là em ruột bà
Trần Thị Huệ, phu nhân của Nguyễn Nhạc, c ả hai chị em bà đều
giỏi võ nghệ. Bà Trần Thị Lan có tài về kiếm thuật và luyện thán
245