Page 251 - Nhân Vật Lịch Sử Tiêu Biểu
P. 251

đánh  đuổi  giặc Thanh  xâm  lược,  giải phóng Thăng Long.  Ngày  29,
          đại quân của Quang Trung ra đến Nghệ An,  đóng ở đây  10 ngày để
          tuyển  thêm  quân.  Đến  Nghệ  An,  Quang  Trung  được  nhân  dân
          nhiệt  liệt  ủng  hộ,  sẵn  sàng hy  sinh  tính  mạng  để  bảo  vệ  Tô  quốc.
          Vì  thế,  chỉ  trong một  thời  gian  ngắn,  riêng  tỉnh  Nghệ  An  sô  người
          gia  nhập  vào  hàng ngù  quân  đội  rất  nhiều,  cứ  3  suất  đinh  ở Nghệ
          An  thì  một  người  ra  lính  (sô  quân  bấy  giờ  khoảng  hơn  10  vạn
          người).  Vua  Quang  Trung  mở  một  cuộc  duyệt  binh  lớn  và  mời
          Nguyễn Thiếp đến dự.  Quang Trung lại hội  kiến với Nguyễn Thiếp
          và  hỏi  “Quân  Thanh  sang  đánh,  nay  ta  đem  quân  chông  cự về kế
          công thủ và được thua tiên sinh cho biết thế nào?”.  Cảm  nhận được
          sự ủng hộ nhiệt tình của toàn dân chúng và khí thế quyết tâm của
          binh  sĩ  Tây  Sơn,  Nguyễn  Thiếp  trả  lòi:  “Nay  trong  nước  trông
          không,  lòng người  ly  tán.  Quân  Thanh  ở  xa  lại,  tình  hình  quân  ta
          sức  mạnh  sức  yếu  không  biết,  thế công  thế thủ  không  hay.  Chúa
          công  ra  chuyến  này  chẳng  qua  mười  ngày  là  giặc  Thanh  sẽ  tan”1.
          Đề cập  đến vấn  để chiến  lược,  Nguyễn Thiếp  nói VÓI  Nguyễn  Huệ:
          quân Thanh vừa  sang nước ta,  chúng đang kiêu căng ngạo  mạn và
          doanh  trại chưa  thiết  lập  xong.  Vậy chiến  lược,  chiến  thuật của  ta
          là  tốc  chiến  tốc  thắng.  Quân  Thanh  cho  rằng,  quân  ta  cuối  tháng
          Giêng  mới  ra  đến  nơi.  Vậy,  chúng  ta  phải  làm  thê  nào  đánh  bất
          ngờ  đê  chúng  không  kịp  trở  tay.  Vua  Quang  Trung  hỏi  vậy  thì
          “Chuyên  vận  quân  thê nào cho kịp”.  Nguyễn Thiếp bèn  đáp:  “Phải
          bằng cách chạy mau, cứ 2 người khiêng một người và phải thay đổi
          nhau”.  Nguyễn  Thiếp  nói  rất hợp ý của Quang Trung.  Nhà  vua  đã
          quyết  định  một  chiến  lược  đánh  nhanh  giải  quyết  nhanh  trong
          toàn bộ chiến dịch này.
             Sau  lễ  duyệt  binh  ở  Nghệ  An,  nhà  vua  phát  lệnh  tiến  quân.
          Đây  là  một  cuộc  hành  quân  cấp  tốc  chưa  từng có  trong  lịch  sử  từ



             1.  Dẫn theo  Hoàng Xuân  Hãn:  La Sơn phu  tủ,  Nxb.  Giáo  dục,  1998,
          tr.  1051.


                                                                     253
   246   247   248   249   250   251   252   253   254   255   256