Page 255 - Nhân Vật Lịch Sử Tiêu Biểu
P. 255
Trong hoàn cảnh Nam - Bắc phân chia dẫn đến kỳ thị Đàng
Trong - Đàng Ngoài, trước những luận điộu phản động của bọn
thống trị coi phong trào Tây Sơn là giặc cướp, gọi lãnh tụ của họ là
phản nghịch thì việc thu phục được lòng dân Bắc Hà và Thăng
Long về phía nghĩa quân không phải là dễ dàng, đơn giản. Khi
Nguyễn Huệ quyết định tiến ra Đàng Ngoài tiêu diệt tập đoàn
chúa Trịnh thì tình hình Đàng Ngoài lúc đó đang hết sức hỗn loạn,
nhất là về phương diện chính trị - xã hội. Kẻ thù chính của nhân
dân Đàng Ngoài lúc này - họ Trịnh - cũng là đối tượng mà phong
trào Tây Sơn chủ trương đánh đổ. Hành động tiến ra Bắc Hà của
quân Tây Sơn phù hợp vối lòng dân, nên ngay khi được tin đạo
quân của Tây Sơn tiến đánh VỊ Hoàng, nhân dân Bắc Hà đã nô
nức chò đón, nhiệt liệt hoan nghênh và hăng hái tham gia phong
trào diệt Trịnh. Chỉ trong vòng một tháng, nghĩa quân Tây Sơn đã
lật nhào ách thống trị kéo dài gần 300 năm của họ Trịnh. Nếu
không có sự ủng hộ của nhân dân Đàng Ngoài, nhất là nhân dân
Bắc Hà - Thăng Long, thì cho dù Nguyễn Huệ và các tướng lĩnh
của Tây Sơn có tài thao lược quân sự đến mấy cũng không thể có
chiến thắng to lón và mau lẹ như vậy.
Với chiến thắng này, lòng dân Bắc Hà ngả theo Tây Sơn, vừa
ca ngợi tài năng và đức độ của người anh hùng áo vải Bắc Bình
Vương Nguyễn Huệ, vừa mến phục đội quân có kỷ luật, biết giúp
dân, khác xa với lũ kiêu binh của chúa Trịnh. Bằng những hoạt
động tuyên truyền giáo dục và hành động thực tế, những luận điệu
vu không xuyên tạc nhằm vào quân Tây Sơn đã bị bác bỏ nhanh
chóng, Việc Nguyễn Huệ duy trì triều vua Lê Hiển Tông sau khi
diệt họ Trịnh, lập lại trật tự ỏ Thăng Long rồi rút vào Nam đã gây
ấn tượng tốt đẹp trong lòng dân chúng và sĩ phu Bắc Hà. Hôn lễ
long trọng giữa Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ với công chúa Ngọc
Hân đã trỏ thành biểu tượng cao đẹp của ý chí cố kết cộng đồng
Bắc - Nam, thống nhất đất nước.
257