Page 258 - Nhân Vật Lịch Sử Tiêu Biểu
P. 258

giữ  vững  hòa  bình  xây  dựng  đất  nước.  Đôi  với  Quang  Trung,
            phương  lược  tiến  đánh  ông đã  trù  liệu từ trước và  dự  kiến  khoảng
            10  ngày  có  thể  đuổi  được  quân  Thanh.  Người  xưa  gọi  đó  là  “thần
            toán”.  Nhưng  sâu  xa  hơn,  ông  đã  tính  trưóc  một  cách  tỉnh  táo,
            không  chủ  quan  ràng  đối  phương  là  một  nưốc  lớn  gấp  nhiều  lần
            nước  mình,  thua  trận  này  ắt  vì  thể  diện  nước  lớn  mà  lo  báo  thù.
            Ông nghĩ rằng, vì thê chiến tranh sẽ không bao giờ kết  thúc không
            phải  là  phúc  cho  dân,  nên  lúc  ấy  phải  “giảng  nghĩa  hòa  mục”  để
            xếp  bỏ  binh  đao,  có  nghĩa  là  dùng  ngoại  giao  để  hòa  giải  với  nhà
           Thanh, chấm  dứt chiến tranh.
               Chính  sách  ngoại  giao  của  nhà  Tây  Sơn  dưổi  sự  lãnh  đạo  của
            Quang Trung là rất khôn khéo:  vừa cương,  vừa  nhu,  vừa linh hoạt
            vừa  chủ  động.  Đó  là  ngoại  giao  của  một  nước  nhỏ  nhưng  là  nước
           chiến  thắng;  mềm  dẻo  nhưng  kiên  quyết  nhằm   đẩy  lùi  thái  độ
            trịch thượng và  âm  mưu  thôn tính  của  nước  lớn.  Mục tiêu lâu  dài,
           chiến  lược  của  vua  Quang Trung  là  tranh  thủ  điều  kiện  hòa  bình
            để nuôi  dưỡng lực lượng cho nưâc  giàu  quân  m ạnh,  là  củng cô' nền
            độc  lập  bển  vững  bằng  cách  khẳng  định  cương  vực,  cải  thiện  thế
            nước, làm  nản  mưu đồ chiến  tranh xâm lược của  quân thù mà hầu
            như đời nào cũng xảy ra.
               Như  vậy  là  ngay  cả  khi  giành  được  thắng  lọi  rồi  mà  Quang
           Trung vẫn dành ưu tiên cho việc “dưỡng tinh sức nhuệ” chăm  lo xây
            dựng quân đội,  củng cô" quốc phòng,  làm  cho “quổic phú,  binh  cường”
            nhằm  phục  vụ  mục  tiêu  chiến  lược:  tăng cường thế phòng  thủ,  đẩy
            lùi hiểm họa ngoại xâm, giữ yên hòa bình,  xây dựng đất nưóc.
















            26 0
   253   254   255   256   257   258   259   260   261   262   263