Page 262 - Nhân Vật Lịch Sử Tiêu Biểu
P. 262
pháp luật đô hộ của thực dân, không còn bảo vệ cho lợi ích của
người dân, không còn đại diện cho quyền lợi của dân tộc. Dĩ nhiên,
nó hoàn toàn trả nên xa lạ và đi ngược lại nguyện vọng của các
tầng lớp quần chúng nhân dân, của đòi sống xã hội ở làng xã.
Thậm chí, nó cũng đánh mất cả quyền đại biểu cho ý chí và lợi ích
của tầng lớp quý tộc và giai cấp địa chủ, phong kiên Việt Nam.
Chính sách chia để trị của thực dân Pháp còn làm hạn chế hơn
nữa vai trò của phép vua. 0 ba miền là ba chế độ xã hội khác nhau.
Với việc thiết lập Nam Kỳ tự trị, thực chất thực dân Pháp đã áp đặt
chê độ cai trị trực tiếp của mình trên cơ sở cấu kết với các thế lực
điền chủ lớn cùng tầng lớp tư sản mại bản đang hình thành và phát
triển ở miền Nam Việt Nam. Trắng trợn hơn, Pháp công nhiên áp
đặt chê độ thuộc địa ở Bắc Kỳ thuộc Pháp, tước bỏ mọi quyền tạ do
dân chủ của nhân dân và tưốc bỏ cả quyển kiểm soát của triều đình,
đặt miền Bắc nước ta trực tiếp dưối quyền sinh sát của Toàn quyển
Phắp ở Đóng Dương. Trung Kỳ thuộc triều Nguyễn, song thực chất
vẫn do Pháp giật dây, thông qua công sứ có quyền lực lấn át cả triều
đình, vua thực chất chỉ còn là bù nhìn và phép vua trở nên mất
thiêng ngay cả trong phần đất thí của thực dân Pháp, thậm chí mất
thiêng ngay cả trong nội bộ triều đình.
Theo chân các đội quận xâm lược, chủ nghĩa thực dân Pháp
xâm thực vào nưổc ta với cường độ ngày càng m ạnh mẽ. Sự xâm
thực của chế độ thực dân không chỉ diễn ra trên phương diện xã
hội - chính trị mà còn được mở rộng trên tất cả các lĩnh vực, các
phương diện của đời sống xã hội dân sự, đặc biệt là đốỉ vối lối sông
và các quan hệ xã hội giữa người với người. Hơn thế, sự cấu kết
■ của chủ nghĩa thực dân và địa chủ phong kiến còn làm cho ngưòi
dân Việt Nam phải chịu tình cảnh một cổ hai tròng, bị bần cùng
hóa và cực khổ không kể xiết.
Cùng với bị tước đoạt vê chính trị, không có một chút vị thê
chính trị - xã hội nào trong bộ máy nhà nước, ngưòi dân Việt Nam
còn bị tước đoạt về mọi mặt. Vê kinh tế: ruộng đất bị Nhà nước bảo
264