Page 263 - Nhân Vật Lịch Sử Tiêu Biểu
P. 263
hộ thu trắng và toàn quyền sử dụng (thậm chí bị ép phải nhổ lúa
trồng đay như khi Pháp - N hật cùng đô hộ); các loại thuế, sưu,
phu, dịch... hết sức nặng nề; phương thức canh tác nông nghiệp
ngày càng lạc hậu hơn trước; nạn đói diễn ra triền miên và có thòi
kỳ chết đói hàng loạt (điển hình là năm 1945). về văn hóa: “Tụi tư
bản và đế quốc chủ nghĩa nó lấy tôn giáo và văn hóa làm cho dân
ngu...”1, tình cảnh th ất học, nạn nghiện ngập, cờ bạc và các tệ nạn
xã hội khác là sản phẩm chủ yếu của chủ nghĩa ngu dân của thực
dân Pháp đối VỚI nước ta. về xã hội: người dân Việt Nam bị coi là
những kẻ dã man, không xứng đáng hưởng kiếp người, các quyền
tự do dân chủ tối thiêu đểu bị tưỏc đoạt.
Trong tình hình đó, lệ làng vẫn tồn tại với sức sông bền bỉ của
nó và tìm ra phương thức tiếp biến phù hợp, vẫn là tượng trưng
tiêu biểu cho sự giữ gìn bản sắc dân tộc trước sự xâm thực của chế
độ thực dân vào đạo đức, tư tưởng, lối sông cũng như mọi quan hệ
xã hội. Bê ngoài, lệ làng tỏ ra tuân phục, nhẫn nhịn đối với pháp
luật cai trị hà khắc của thực dân Pháp, nhưng thực chất vẫn ngấm
ngầm phản kháng bên trong. Lệ làng cũng như đời sống xã hội
Việt Nam có sự tiếp biến những giá trị của pháp lý tư sản và văn
hóa tư sản Pháp, nhưng là sự tiếp biến xung đối: một mặt, học cái
hay, cái tích cực của văn hóa Pháp song không làm mất bản sắc
dân tộc đặc sắc của mình; m ặt khác, tìm ra nhũng vỏ bọc để giữ
gìn bản sắc dân tộc ấy. Tuy nhiên, cũng cần phải thây rằng, đòi
sông xã hội Việt Nam nói chung cũng như ý thức pháp luật của
người dân nói riêng, ít nhiều có sự lây nhiễm các phản giá trị do
chủ nghĩa thực dân Pháp tạo ra.
Trước quá trình xâm thực của chủ nghĩa thực dân, xã hội
phong kiến Việt N am có sự phân hóa xã hội - giai cấp sâu sắc, và
thái độ chính trị xã hội của các giai cấp, tầng lớp cũng rất khác
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr. 267.
265