Page 256 - Nhân Vật Lịch Sử Tiêu Biểu
P. 256
Khi 29 vạn quân Thanh tràn sang xâm lược Đại Việt, bọn Lê
Chiêu Thống cam tâm làm bức màn che đậy cho hành động xâm
lược của giặc, không ít người Bắc Hà đã gia nhập đội quân “Cần
vương” để chông lại “ngụy Tây” (chỉ nghĩa quân Tây Sơn đang đóng
ở Bắc Hà). Trong tình hình chính trị lúc đó và nhất là trong thế SO
sánh lực lượng quá chênh lệch, quân Tây Sơn ỏ Thăng Long đã rút
lui về Tam Điệp - Biện Sơn. Nguyễn Huệ đã khen ngợi và tán thành
kế hoạch "cho giặc ngủ trọ một đêm rồi đuổi chúng đi’’ của Ngô Thì
Nhậm. Điều đó chứng tỏ Nguyễn Huệ đã nắm chắc tình hình,
nhãn quan chiến lược quân sự của ông dựa trên một nhãn quan
chính trị tỉnh táo, nhìn xa, trông rộng. Thòi gian “ngủ trọ” là thời
gian đủ đê kẻ thù bộc lộ bản chất của quân xâm lược, và cả đám vua
tôi Lê Chiêu Thông cũng hiện nguyên hình bè lũ bán nưốc.
Chính vì vậy mà đến lúc quân Tây Sơn thực hiện cuộc tiên
công thần tốc, toàn dân nước Việt mà trưóc hết là dân chúng Bắc Hà,
người Thăng Long đã hướng về phía những lực lượng giữ nước, ủng
hộ quân Tây Sơn và sẵn sàng quy tụ dưới cò nghĩa của anh hùng
Nguyễn Huệ, không phải với danh nghĩa Bắc Bình Vương mà
đường hoàng với tư cách là Hoàng đế Quang Trung. Nhìn lại các võ
công hiển hách của Quang Trung - Nguyễn Huệ, có thể thấy rõ sức
mạnh của quân Tây Sơn bắt nguồn từ sức tiềm tàng của nhân dân,
từ truyền thống anh hùng của dân tộc. Quang Trung sở dĩ đánh
đâu thắng đây, đã đánh là thắng, đánh giặc m ạnh như chẻ tre
trước hết vì các cuộc chiến đấu của ông đều nhằm mục đích chính
trị tiến bộ, chính nghĩa: giải phóng dân tộc, chông ngoại xâm, bảo
vệ độc lập dân tộc.
T h ứ hai, Nguyễn Huệ và các tưóng lĩnh Tây Sơn đã biểu lộ
một nghệ th u ật quân sự độc đáo, tạo nên được một thế trận đánh
giặc tài giỏi, chỉ trong 6 ngày đã đập tan 29 vạn quân xâm lược ở
kinh đô và vùng phụ cận.
Lần đầu trong lịch sử nước ta, một phong trào nông dân vươn
lên đảm nhiệm và hoàn thành nhiệm vụ dân tộc. Khí thê của
2 5 8