Page 283 - Nhân Vật Lịch Sử Tiêu Biểu
P. 283

tháng 8  nảm  18921.  Trải  qua thực tiễn chỉ huy chiến đấu chống giặc,
         Đốc  Ngữ  trở  thành  một  thủ  lĩnh  nghĩa  quân  xuất  sắc  trong phong
         trào đấu tran h  chông thực dân Pháp xâm lược vào cuối thế kỷ XIX.
             Dương Hữu Quang
             Dương  Hữu  Quang  là  người  làng  Động  Cứu,  huyện Thanh  Oai
          (nay thuộc Hà Nội).  Trưóc khi thực dân  Pháp tiến đánh Hà Nội lần
          thứ  nhất  (năm  1873),  ông đã  từng  giữ  chức  Tri  huyện  Thọ  Xương,
         Thương  vụ  quân  sự  Hà  Nội.  Năm  1883,  sau  khi  Hà  Nội  th ất  thủ
          lần  thứ  hai,  rồi  đến  Sơn Tây  th ất  thủ,  ông đứng ra  tập  hợp  những
          người  yêu  nước  đứng  lên  chông  thực  dân  Pháp,  lây  tên  là  “Tín
          nghĩa  hội”,  thu  hút  khoảng  5.000  người  yêu  nước  ở  Hà  Nội  và
          những vùng xung quanh.
             Nghĩa  quân  Tín  nghĩa  hội  do Dương  Hữu  Quang đứng  đầu  đã
         có nhiều hoạt động gây cho quân Pháp  mối lo ngại lớn như:  bắt cóc
          nữ  gián  điệp  Beire  của  Pháp  giải  ra  ngoại  thành  trừng  phạt,  sau
          đó  thả  cho  về;  phục  kích  đón  đường  cướp  con  voi  của  Tuần  phủ
          Ninh  Bình  gửi  tặng  viên  Công  sứ  Pháp  ở  Hà  Nội;  đánh  toán  lính
          Pháp trong cuộc đua thuyền trên hồ Hoàn  Kiếm do Pháp và tay sai
         tổ  chức  ăn  mừng  nhân  một  năm  ký  Hiệp  ưóc  1884;  tiêu  diệt  một
         tên  Đề đốc tay sai khi hắn dẫn quân  Pháp về càn  quét các làng Mễ
         Trì,  Phú Đô,  Cầu  Ngãi...
             Tuy sau  đó  các  hoạt  động của  nghĩa  quân  thưa dần do bị  Pháp
         truy quét  và  đàn  áp,  song  những hoạt  động của  nghĩa  quân khiến
         quân  Pháp  dù  chiếm  được  Hà  Nội  vẫn  luôn  phải  sông  trong  tâm
         trạng hoang mang, hoảng hốt.
             Vương Quốc  Chính
             Vương Quốc  Chính vốn là bạn thân của  Nguyễn Thiện Thuật -
         vị  th ủ   lĩnh  khởi  nghĩa  Bãi  Sậy  (Hưng  Yên).  Ông  là  người  làng
          Cổ  Am,  huyện  Vĩnh  Bảo,  (nay  thuộc  H ải  Phòng).  Sau  vài  lần


             1. Xem Viện  Sử học:  Việt Nam  những sự kiện lịch sử,  Nxb. Giáo dục,
          Hà Nội, 2003, tr.  217.

                                                                      285
   278   279   280   281   282   283   284   285   286   287   288