Page 287 - Nhân Vật Lịch Sử Tiêu Biểu
P. 287

hành  động của  hai  tên  phản  bội,  Phạm  Hoàng Khuê  lập  tức  tổ chức
        trừng  trị  chúng  để  bảo  vệ  an  toàn  cho  tồ  chức.  Trong  3  ngày  từ
        ngày 24 đến  ngày 27 tháng 5 năm  1913, lần lượt Đặng Kinh Luân rồi
        đến Đặng Vũ Hoàn đều phải đền tội.
            Thấy  hai  tên  tay  sai  đắc  lực  bị  m ất  tích,  bọn  thực  dân  Pháp
        càng điên cuồng bủa  vây truy tìm  các chiến  sĩ cách  mạng.  Hai ông
        Phạm  Hoàng  Khuê  và  Phạm  Hoàng Triết  bị  giặc  bắt  đem  giam  cf
        Rắc Ninh.  Chúng dùng nhiều cực hình tra tấn dã  man như lấy kim
        đóng  vào  đầu  ngón  chân,  bắt  ngồi  lên  trên  mâm  đồng  nung  đỏ,
        nhưng  cả  hai  đêu  nhât  quyết  không  khai  vê  tổ  chức  bí  m ật  và
        những việc đã làm.  Bọn thực dân còn bắt cả mẹ và anh trai của hai
        ông  đến  hòng  dùng  tình  cảm  gia  đình  để  lung  lạc  chí  khí  cách
        mạng của hai ông, nhưng chúng đểu thất bại.
            Ngày 24 tháng 9 năm  1913, bọn  Pháp  đưa  hai ông ra xét xử ở
        Hội đồng Đề hình.  Ngày  5  tháng 9,  chúng tuyên  án  xử tử hai ông
        cùng  một  sô' người  nữa., Ngày 24  tháng 9  năm  1913,  bản  án  được
        thi  hành.  Tại  phiên  tòa  cũng  như  ở  pháp  trường,  các  ông  đều  có
        thái  độ  hiên  ngang  bất  khuất.  Năm  ây,  Phạm  Hoàng  Triết  38
        tuổi  và  Phạm  Hoàng  Khuê  36  tuổi.  Sau  Cách  mạng Tháng  Tám
        năm  1945,  quê  hương  được  độc  lập;  nhân  ngày  giỗ  của  hai  ông
        nhân  dân  đã  tổ  chức  lễ  truy  điệu  trọng  thể  để  tỏ  lòng  biết  ơn.
        Lòng  yêu  nước  và  ý  chí  bất  khuất  của  hai  ông  không  chỉ  cổ  vũ
        tinh  thần  đấu  tranh  của  nhân  dân  địa  phương  chông  lại  ách  đô
        hộ  của  thực  dân  Pháp  mà  còn  khích  lệ,  lôi  cuốn  tầng  lớp  nho  sĩ
        Hà  Nội  trong  cuộc  đấu  tranh  giành  độc  lập  dân  tộc  vào  những
        năm  đầu  thê  kỷ  XX.  Hai  ông  là  gương  sáng  và  niềm  tự  hào  của
        nhân dân Rỗ Khê và Hà  Nội.

            Nguyễn Khắc c ầ n  (còn gọi là Đỗ cần)
            Nguyễn  Khắc  cần quê ở thôn Yên Viên (nay thuộc xã Yên Viên,
        huyện Gia Lâm, Hà Nội). Tuy xuất thân trong gia đình nghèo nhưng
        ông luôn chăm  chỉ  học  hành,  sau  này mở  lóp  dạy chữ ở  quê  nhà.  Là
        ngưòi  có  chí  khí,  ông  cùng  một  số nhà  Nho  yêu  nước  trong  vùng


                                                                    2 8 9
   282   283   284   285   286   287   288   289   290   291   292