Page 282 - Nhân Vật Lịch Sử Tiêu Biểu
P. 282
Từ năm 1890 đến năm 1892, dưới sự chỉ huy mưu trí của Đốc
Ngữ, nghĩa quân đã mở rộng địa bàn hoạt động dọc theo hai bên bờ
sông Hồng và sông Đà. Đây là thời kỳ nghĩa quân tô chức nhiều
trận đánh, giành thắng lợi vẻ vang. Sau một loạt chiến thắng ở
Bằng Y (tháng 10 năm 1890), trận công phá nhà tù Sơn Tây, trận
tập kích Chợ Bờ (tháng 1 năm 1891), nghĩa quân Đốc Ngữ phối
hđp với nghĩa quân Hùng Lĩnh tổ chức trận đánh phục kích nổi
tiếng trên đèo Niên Kỷ (tháng 5 năm 1892) làm cho quân Pháp do
Pennơcanh chỉ huy bị tổn th ất lổn.
Đánh giá về tài năng chỉ huy của Đốc Ngữ, một người Pháp
cùng thời đã viết: “Những ai theo dõi, từ năm 1889, lịch sử những
trận nội chiến (chỉ những trận hành quân càn quét của Pháp) của
chúng ta đều nhố lại rằng: hơn hẳn mọi người khác, Đốc Ngữ là
người quyết liệt nhất và may mắn nhât trong sô" những kẻ thù
cúa chúng ta... Đốc Ngữ chiếm được ỏ người An Nam một uy tín
và một ảnh hưởng mà không một người Pháp hay một người bản
xứ nào có thể sánh bằng. Ông rất khôn khéo và chỉ tiến công khi
nắm chắc thắng lợi, không bao giờ chịu lùi bước trước những lực
lượng to lớn của quân đội Pháp; Đốc Ngữ bao giò cũng lừa đánh
chúng ta một đòn đẫm máu. Một lần vào tháng 3 năm 1891, ông
phải lùi trước lực lượng chúng ta, nhưng rồi sau 7 giờ chiến đấu
liền không để rơi vào tay chúng ta một người bị thương hay một
khau súng”1. Còn một người Pháp khác thì thú nhận: “Chúng ta
phải đương đầu vói một kẻ thù ghê gớm, biết chỉ huy và chiến
đấu giỏi”2.
Trưóc ảnh hưởng của Đốc Ngữ ngày càng lan rộng và nghĩa
quân ngày càng phát triển, thực dân Pháp tìm mọi thủ đoạn đốỉ
phó. Chúng tập trung lực lượng bao vây kết hợp với mua chuộc gây
phản loạn. Cuối cùng, giặc Pháp đã sát hại Đốc Ngũ vào ngày 7
1. Pouvourvìlle: Etudes Coloniales (1892 - 1893), Paris, 1894, p. 218.
2. Revue Indochinoise Sep ■ Oct, 1925, p. 244.
284