Page 293 - Nhân Vật Lịch Sử Tiêu Biểu
P. 293
để gây tiếng vang thúc đẩy phong trào kháng Pháp, cứu nước.
Đánh giá về vai trò lịch sử của ông, ngay từ cuôi năm 1925,
Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định rằng, Phan Bội Châu là bậc anh
hùng, đãng xả thân vì độc lập, được hai mươi triệu con người
trong vòng nô lệ tôn sùng.
Phan Châu Trinh
Phan Châu Trinh hiệu là Tây Hồ, là nhà cải cách theo đường
lối đâu tranh ôn hòa, quê ở làng Tây Lộc, huyện Tiên Phưốc, tỉnh
Quảng Nam. Lúc còn nhỏ, ông là người thông m inh và cần cù học
tập. Trong kỳ thi Hương đỗ cử nhân, rồi thi Hội và đỗ Phó bảng. ít
lâu sau, ông được bổ dụng làm Thừa biện bộ Lễ ở triều đình Huế.
Do tiếp thu ảnh hưởng của tư tưởng cách mạng dân chủ tư sản qua
các tân thư, tăn báo từ Trung Quôc vào nước ta, ông từ quan, liên
lạc với các nhà yêu nước như Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp
để xướng phong trào Duy Tân. Ong hoạt động tích cực trong việc
lập các trường học kiểu mới và các hội công, nông, thương... Năm
1906, ông sang N hật gặp Phan Bội Châu để luận bàn vể con đường
cứu nước. Nhưng giữa hai ông lại có ý kiến bất đồng về phương
pháp đấu tranh. Phan Châu Trinh chủ trương đấu tran h ôn hòa,
công khai, còn Phan Bội Châu thì chủ trương đâu tran h bạo động
vũ trang. Vì không thống nhất, Phan Châu Trinh trở vê' nước và
hoạt động theo quan điểm của mình.
Với ý định có sẵn, Phan Châu Trinh hăng hái hô hào đẩy
mạnh công cuộc khai hóa cho đồng bào. Ông cho rằng cần phải dựa
vào Pháp để có thể tiến hành những cải cách cần thiết. Chính vì
thế, ngay trong năm 1906, ông đã viết thư gửi Toàn quyển Đông
Dương Pôn Bô nêu lên tình trạng cơ cực của ngưòi dân Việt Nam,
nói rõ những tệ nạn của chốn quan trường và nguyên nhân là do
chính phủ bảo hộ dung túng. Ông yêu cầu thực dân Pháp phải có
cải cách chính trị, thành thực khai hóa cho người dân V iệt Nam;
phải kén chọn người hiển mà dùng; phải mỏ đường sinh nhai cho
dân nghèo; phải mở rộng quyển ngôn luận báo chí cho th ân sĩ;
2 9 5