Page 54 - Xã Hội Việt Nam Thế Kỷ XVII
P. 54
Thành Hà Nội
Bây giờ ta sang chuyện Hoàng Thành để biết sự tráng lệ
của kinh kỳ (nếu ta có thể gọi một thành phố là một đám nhà
tụ tập lại, bao bọc lấy vàn mớ dân cư, không có tường lũy,
không có hào hố, không có rào dậu bao bọc lấy và phân giới
hạn với chung quanh?). Mặc dầu các nước ngoài gọi vắn tắt
là Kinh đô (La Cour) vì vua thường đóng ở đấy. Dân bản xứ
thì đặt tên là Kẻ Chợ (Ke Ció) nghĩa là chợ, chợ phiên. Bởi
vì, trong xứ có sản vật gì tốt, ngoại quốc có hàng gì đem vào
bán, đều đưa đến đây cả, một tháng có hai phiên chợ to, vào
ngày mồng một và mười lăm của tuần trăng. Kẻ Chợ chiếm
một vùng đổng bằng rất đẹp và rất phì nhiêu, rộng hàng bao
nhiêu dặm và đặt trên bờ một con sông phát nguyên tự Trung
Hoa. Sông bọc lấy thành thị trong một khuỷu rộng nên việc
buôn bán được dễ dàng; thuyền bè luôn đi lại được trên sông;
sông còn chia ra nhiều ngành, nhiều sông đào rất có ích cho
việc chuyên chở các hàng hóa và làm thuận tiện việc buôn
bán các tỉnh ngoài với đô thị.
Người Âu châu nào đến thăm kinh thành (hay Kẻ Chợ
tùy theo lối gọi của mỗi người), sẽ thấy nhà cửa ở đấy không
phải là những đầu đê' để ta ca ngợi, bởi vì nhà cửa ở đây cũng
không khác nhà cửa những vùng khác trong nước; muốn làm
những nhà đẹp hơn, phải tiêu tốn hơn vì đào sâu 2,3 thước đã
thấy nước rồi, muốn tiện lợi mỗi nhà đào một cái chuôm thả
cá hay một cái ao nhỏ không hại sức khỏe, có nước dùng để
giặt quần áo, tắm rửa, tưới rau; cá câu để ăn tuy số ao chuôm
ít hơn các miền khác. Nhà nào cao lắm thì có táng gác thứ
nhất, nhưng trên có làm nhiều chỗ cao, phòng khi nước lụt
thì rút lên ở. Phố xá không lát đá. Dân gian thiếu chút nữa thì
tổng ngỗng và bao giờ cũng đi chân không như ở khắp trong
xứ. Tuy có chỗ bẩn thỉu và đáng xấu hổ, ta cũng nên công
55