Page 217 - Vũ Trụ Và Hoa Sen
P. 217
V ũ T R Ụ V À H O A SEN
tự lập mà là hoàn toàn tương thuộc, và như vậy tránh khỏi
quan điểm của chủ nghĩa duy vật hiện thực. Nó đi theo
"Đạo Trung dung", tức là một hiện tượng không thể tồn tại
tự lập trừ phi không tồn tại, có thể tác động lẫn nhau và
vận động theo các định luật nhân quả.
Như vậy, theo Phật giáo, mọi vật đều liên quan với
nhau. Thật kì lạ, các thí nghiệm khoa học cũng đã buộc
chúng ta vượt qua các khái niệm thường nhật về sự tính
định xứ trong không gian. Chúng đã đưa chúng ta tới kết
luận rằng vũ trụ có một trật tự tổng thể và không thể chia
tách được, cả ở thang hạ nguyên tử và thang vô cùng lớn.
Một thí nghiệm tưởng tượng nổi tiếng đã được Einstein
và hai đồng nghiệp là Boris Podolsky và Nathan Rosen đưa
ra (sau này được gọi là "thí nghiệm EPR", theo ba chữ cái
đầu của tên ba người) năm 1935, đã buộc chúng ta phải từ
bỏ ý tưởng về tính "định xứ" của sự vật, về cảm nhận giữa
"đây" và "đó". Khái niệm không định xứ này hóa ra lại gần
gũi một cách lạ lùng với khái niệm duyên khởi của Phật
giáo. Nói một cách đơn giản thì thí nghiệm EPR như sau:
Xét một hạt phân rã đồng thời thành hai photon (hạt
ánh sáng) A và B. Theo các định luật về đối xứng, hai
photon này luôn đi về hai hướng ngược chiều nhau. Nếu
A đi về hướng bắc thì ta sẽ phát hiện ra B ở phía nam. Tới
đây thì có vẻ chưa có gì đặc biệt. Nhưng đó là do ta đã quên
mất những điều kì lạ của cơ học lượng tử nói rằng các hạt
đều có bản chất lưỡng tính: vừa là sóng vừa là hạt và nó
thể hiện bản chất nào là tùy thuộc vào việc dụng cụ đo có
224