Page 213 - Vũ Trụ Và Hoa Sen
P. 213

vũ T R Ụ  V À   H O A   SEN


           tới những quan sát được nhận thức bởi các giác quan và
           các dụng cụ đo đạc của chúng ta, như trong khoa học, mà
           còn bao gồm cả những quan sát nhận được từ thiền định
           và nhập định. Nói cách khác, lĩnh vực nghiên cứu của Phật
           giáo không chỉ giới hạn trong thế giới khách quan, nó bao
           gồm cả thế giới chủ quan của vốn sống và kinh nghiệm nội
           tâm. Với khoa học tự nhiên, chỉ có tri thức khách quan với
           người thứ ba mới có ý nghĩa. Nó loại trừ tất cả những trải
           nghiệm theo cách chủ quan cũng như các hiện tượng phi
           vật chất, trong khi với Phật giáo sự trải nghiệm chủ quan và
           phi vật chất lại rất trọng yếu. Trong klii khoa học tự nhiên
           dựa vào những đo đạc các hiện tượng vật lí ở thế giới bên
           ngoài và vào các phương trình toán học, thì với khoa học
           tâm linh là Phật giáo, một giả thiết có thể được khẳng định
           hay phủ định dựa vào kinh nghiệm nội tâm. Chẳng hạn,
           bằng cách này, chúng ta có thể kiểm chứng rằng sự ác tâm,
           lòng ghen tị, ham muốn hay thói đố kị sẽ không mang lại
           sự thỏa mãn lâu dài nào, ngược lại, chỉ đem đến sự đau
           khổ. Trái lại, ta cũng có thể nhận thấy những tác dụng tốt
           của một số  tình cảm như lòng độ lượng, tính kiên nhẫn
           hay tình yêu.
               Phương pháp của Phật giáo khởi đầu bằng cách phân
           tích và  thường xuyên sử dụng cái gọi là "các  thí nghiệm
           tưởng tượng" không thể  phản bác được về mặt logic và
           khái niệm, mặc dù nó không được tiến hành trong thực tại
           vật lí. Chẳng hạn, Phật giáo phân tích các đặc điểm của cái
           tôi cho tới khi hiểu được đó chi là một cái nhãn tinh thần.


           2 2 0
   208   209   210   211   212   213   214   215   216   217   218